Chứng minh rằng các phương tiện bổ trợ nguồn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 53 - 55)

I. Câu hỏi lý thuyết.

44. Chứng minh rằng các phương tiện bổ trợ nguồn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật quốc tế.

trọng trong việc xây dựng pháp luật quốc tế.

 Nguồn hỗ trợ sẽ được áp dụng khi không có các QPPL được ghi nhận trong nguồn cơ bản.

 Nguồn hỗ trợ có vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể (khi quy định trong ĐUQT còn mập mờ hay do TQQT không thành văn nên khó xác định nội dung)

 Góp phần làm sáng tỏ các quy định của LQT, tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể LQT có cơ hội tiếp cận và giải thích LQT theo nghĩa chung thống nhất. VD: Quy chế, cấu trúc địa chất của đảo được giải thích qua phán quyết của Tòa án trong vụ kiện Philippin – TQ mà Điều 121 CU Luật Biển 1982 có quy định nhưng không rõ.

VD2: Vụ việc thềm lục địa Biển Bắc 1969 giữa Đức, Hà lan và Đan mạch về việc phân chia Thềm lục địa Biển Bắc đã góp phần làm sáng tỏ NT phân định thềm lục địa mà tại CU Luật Biển 1958 quy định không rõ ràng.

VD3: Phán quyết của trọng tài Max Huber trong vụ Las Palmas đã đóng vai trò to lớn trong việc làm rõ vấn đề chủ quyền lãnh thổ và phương thức chiếm hữu lãnh thổ hợp pháp trong luật quốc tế hiện đại, sau đó được viện dân trong rất nhiều vụ quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa có liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

 Chứng minh sự tồn tại của các NT, QPPLQT trong nguồn cơ bản.

 Các chủ thể của LQT có thể viện dẫn các phương tiện hỗ trợ (phán quyết của tòa án) để xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

VD: Dựa vào phán quyết của tòa án quốc tế về việc giải quyết tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến đền Preah Vihear, Thái Lan không thể khẳng định ngôi đền đó thuộc về mình.

Góp phần làm hình thành nguồn cơ bản của luật quốc tế.

VD: Phán quyết của tòa án quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường Anh – Nauy. Từ phán quyết này của tòa án, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu như của Nauy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định các vùng biển của quốc gia mình. Như vậy, ban đầu phán quyết này của tòa án quốc tế chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng sau đó nó được sử dụng rộng rãi được ghi nhận trở thành tập quán quốc tế và được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong công ước Luật Biển.

VD2: Các luận điểm trong tác phẩm “Biển quốc tế” của tác giả Hugues Grotius có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng Luật biển quốc tế.

VD3: Các phán quyết của các Tòa trọng tài trong vụ các đơn kiện giữa Mỹ và Iran và phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ xét xử những tội phạm chiến tranh ở Nam Tư đã có những đóng góp quan trọng cho sự pháp điển hóa các quy phạm luật quốc tế về vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia cũng như trách nhiệm hình sự của cá nhân.

VD4: Ví dụ, quy phạm tập quán của luật môi trường quốc tế “không một quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình dân đến việc gây thiệt hại bởi việc gây ô nhiễm do khói bay sang hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia khác” được nêu ra trong vụ Trail Smelter (Mỹ và Canada) của Tòa án Trọng tài. Nguyên tắc đó sau này đã trở thành cơ sở pháp lý cho những điều ước quốc tế về môi trường, chẳng hạn như Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu năm 1997.

 Phán quyết của TAQT, tài phán áp dụng cho các bên tranh chấp nhưng đó là cơ sở cho các QG hiểu rõ hơn về các quy định vì đó là kết quả quá trình nghiên cứu của TA (những người có chuyên môn cao).

 Trong trường hợp có TC xảy ra mà chưa có ĐƯQT hay TQQT quy định cách giải quyết => có thể ad các phương tiện bổ trợ.

 Phương tiện bổ trợ làm sáng tỏ nội dung các nguồn cơ bản là ĐƯ và TQ  Cơ sở hình thành nên các nguồn cơ bản.

 Được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế trong trường hợp không có nguồn cơ bản.

III. Bài tập.1. 1.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w