ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có giá trị pháp lý sau Hiến pháp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 41 - 42)

I. Câu hỏi lý thuyết.

5. ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có giá trị pháp lý sau Hiến pháp Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam.

 Nhận định: Sai.

 CSPL: Khoản 1 Điều 6 LĐƯQT 2016 và Khoản 5 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Điều 26 CƯ Vienna 1969 và điều 12 LHP2013  Giải thích:

Khoản 5 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: “Trong

trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

Khoản 1 Điều 6 LĐƯQT 2016 quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật

và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

Việc bổ sung thêm cụm từ “trừ Hiến pháp” vào nguyên tắc là một điểm mới của hai đạo luật này và có ý nghĩa trong việc xác định rõ hơn thứ tự áp dụng đối với ĐƯQT. Theo đó, thứ tự áp dụng sẽ lần lượt là: Hiến pháp, ĐƯQT, VBQPPL trong nước. Tuy nhiên, quy định tại khoản 5 Điều 156 chỉ xác định thứ tự áp dụng chứ không phải là thứ bậc hiệu lực của văn bản do ĐƯQT và HP không nằm trong cùng một hệ

thống.

Thêm vào đó, Điều 26 CƯ Vienna 1969 cũng quy định các thành viên kết ước có nghĩa vụ phải thực hiện ĐƯQT dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí (Pacta Sunt Servanda).

Do đó, không thể kết luận rằng: ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến Pháp.

=> Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda - quy phạm jus cogens của LQT, do đó mọi chủ thể của LQT đều phải tuân thủ quy phạm này. Cam kết diễn ra trong điều ước, thỏa thuận, tuyên bố đơn phương,... => Các quốc gia phải tận tâm, thiện chí thực hiện.

=> Điều 12 HP 2013: “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế

mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Do đó, nếu ĐƯQT và HP có quy định khác nhau thì chúng ta phải áp dụng ĐƯQT.

=> ĐƯQT có giá trị pháp lý cao hơn HP.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w