Phân tích chế độ pháp lý dành cho tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy theo pháp luật VN.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 93 - 94)

I. Câu hỏi lý thuyết

9. Phân tích chế độ pháp lý dành cho tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy theo pháp luật VN.

theo pháp luật VN.

Về nguyên tắc chung, tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại muốn vào nội thủy quốc gia ven biển phải xin phép trước, trừ những trường hợp bất khả kháng như tàu gặp các sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục được hành trình hoặc các lý do về thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lốc,..), hoặc các lý do nhân đạo (cứu người bệnh nan y, cứu tàu thuyền hoặc thủy đoàn của tàu khác gặp nạn trên biển,..) thì chỉ cần thông báo trước khi vào nội thủy.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Biển VN 2012, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình càng, bến hay nới trú đậu trong nội thủy hoặc công trình càn, bến hay nơi trú đậu của VN ở bên ngoài nội thủy VN theo lời mời của Chính phủ VN hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của VN với quốc gia mà tàu mang cờ. Các loại tàu này khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt

động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển VN mà có hành vi vi phạm pháp luật VN thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của VN có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải VN ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải VN. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của VN (Điều 28). Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển VN mà có hành vi vi phạm pháp luật VN hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì QG mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho VN. Tàu ngầm nước ngoài (bao gồm cả tàu quân sự và dân sự) khi được phép vào vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội thủy của VN, và khi đậu trong các cảng của VN, nhất thiết phải hoạt động ở trạng thái nổi, và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ (Điều 29).

Quyền tài phán hình sự: (Điều 30 Luật Biển VN 2012)

 Khi hoạt động ở bất cứ vùng biển nào kể cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác hay vùng biển quốc tế, tàu quân sự nước ngoài sẽ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối, và bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, chế độ miễn trừ dành cho tàu thuyền quân sự nước ngoài chỉ được các quốc gia tôn trọng và đảm bảo với điều kiện các tàu này tuân thủ, tôn trọng pháp luật và không có hành vi làm phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cũng như không có các hành vi xâm phạm đến an ninh, trật tự của quốc gia ven biển. Trong trường hợp ngược lại, quốc gia ven biển có quyền sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm của tàu thuyền quân sự nước ngoài, đặc biệt là trong trường hợp tàu thuyền quân sự nước ngoài có các hành vi sử dụng vũ lực, phá hoại an ninh, trật tự quốc gia.

Quyền tài phán dân sự:

 Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển sẽ được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong nội thủy Việt Nam, đồng thời có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam. (Điều 31)

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w