Phân tích chế độ pháp lý dành cho tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 96 - 97)

I. Câu hỏi lý thuyết

12. Phân tích chế độ pháp lý dành cho tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.

Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải là một quy tắc TQQT đã được thừa nhận từ lâu trong lĩnh vực hàng hải quốc tế và ngày nay đã trở thành quy tắc điều ước và được quy định tại Điều 17 Công ước 1982: “Với điều kiện

phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.”. Quyền này được

cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hàng hải và an ninh, quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay. Thuật ngữ “đi qua không gây hại” đã được cụ thể hóa tại Điều 18 và Điều 19 của Công ước 1982.

 Đối với tàu dân sự:

 Quyền tài phán hình sự: về nguyên tắc, QG ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 Công ước 1982.

Tuy nhiên, QG ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời nội thủy (khoản 2 Điều 27).

Khi thực hiện quyền tài phán hình sự của mình theo các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Công ước 1982, nếu thuyền trưởng yêu cầu, QG ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của QG mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành (khoản 3). Khi xem xét có nên bắt giữ và cách thức bắt giữ, cơ quan tiến hành bắt giữ phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải (khoản 4).

Ở khoản 5 Điều 27 CƯ 1982, trừ trường hợp áp dụng Phần XII hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng Phần V, QG ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải, nếu như con tàu xuất phát từ một cảng nước ngoài, chỉ đi qua lãnh hải mà không đi vào nội thủy.

QG ven biển có quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy ven biển đối với các nghĩa vụ dân sự của con tàu mà tàu này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của QG ven biển như: từ chối không trả, trả không đủ tiền thuê hoa tiêu, tàu kéo, tàu đẩy hay tiền mua xăng dầu, vật tư, dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị trên tàu… theo hợp đồng. Ngược lại, QG ven biển không có quyền bắt tàu dừng lại hoặc thay đổi hành trình hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm để thực hiện quyền tài phán dân sự đối với một người trên tàu đó.

QG ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của QG ven biển (khoản 2 Điều 28).

Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy.

 Đối với tàu quân sự

Tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại được hưởng quyền miễn trừ khi qua lại trong lãnh hải QG ven biển. Tuy nhiên, các loại tàu này cũng phải tuân thủ các luật và các quy định của QG ven biển liên quan đến việc qua lại do QG ven biển ấn định phù hợp với CƯ 1982. Nếu có vi phạm các luật và các quy định của QG ven biển, QG ven biển có quyền yêu cầu tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức và yêu cầu QG mà tàu đó mang quốc tịch phải chịu mọi trách nhiệm quốc tế đối với mọi tổn thất mà tàu đó đã gây ra cho QG ven biển.

Trong trường hợp một tàu quân sự không tôn trọng luật và quy định của QG ven biển liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân theo các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì QG ven biển có thể yêu cầu chiếu tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức. (Điều 30 CƯ 1982)

Quốc gia mà tàu mang cờ chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu chiến hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc tế. (Điều 31 CƯ 1982)

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w