Phân tích nội dung chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 103)

I. Câu hỏi lý thuyết

19. Phân tích nội dung chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ.

Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là biểu hiện chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của quốc gia trên hai phương diện có quan hệ biện chứng, đó là

phương tiện vật chất và phương tiện quyền lực.

 Về phương diện vật chất, lãnh thổ quốc gia là cơ sở, nền tảng vật chất không thể thiếu để một quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển. Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền sở hữu của quốc gia chủ nhà và chỉ có quốc gia chủ nhà là chủ thể duy nhất có toàn quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt giải quyết các vấn đề pháp lý đối với lãnh thổ quốc gia trên cơ sở tôn trọng lợi ích và sự lựa chọn của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ xét về phương diện vật chất có thể được coi như quyền sở hữu của quốc gia đối với tài sản là lãnh thổ của quốc gia.

 Về phương diện quyền lực, quyền lực của quốc gia được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đây là quyền tối cao của quốc gia đối với mỗi cá nhân, tổ chức, kể cả cá nhân, tổ chức, pháp nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Quyền lực này được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước. Hoạt động của các cơ quan này bao trùm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ cũng như quan hệ quốc tế.

Theo đó trong phạm vi lãnh thổ của mình Quốc gia chủ nhà có quyền thực hiện mọi hoạt động không bị pháp luật quốc tế cấm.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w