Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 25 - 28)

1.5.1.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội

Nhận thức của các lực lượng giáo dục đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Chỉ khi Ban giám hiệu các trường và các lực lượng giáo dục nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò

của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với việc giáo dục toàn diện học sinh hướng tới mục tiêu đào tạo của cấp THPT thì kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm của Ban giám hiệu mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Muốn đạt được mục tiêu quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT hiện nay, nhà trường phải phổ biến làm rõ vai trò của hoạt động trong việc hình thành và phát triển nhân cách, định hướng tương lai nghề nghiệp của học sinh trong cán bộ giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường; phải bồi dưỡng kiến thức để các lực lượng giáo dục xác định được vị trí của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong quá trình dạy học; phải làm cho các lực lượng giáo dục hiểu rõ rằng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp không chỉ là có trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục học sinh THPT.

Để đạt kết quả cao trong việc quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT thì các lực lượng giáo dục phải tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đạt tới sự đồng thuận trong việc lựa chọn hình thức tổ chức phối hợp với các hoạt động.

Sự phản ánh của gia đình về mức độ vận dụng kỹ năng của học sinh cũng góp phần cải thiện được chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường thông qua việc tiếp nhận những ưu điểm, nhược điểm của hoc sinh từ những giám sát, nhận xét của cha mẹ học sinh từ môi trường sống ngoài nhà trường. Theo đó, sự tương tác giữa gia đình và nhà trường là nền tảng đánh giá hiệu quả của những hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT.

1.5.1.2. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.

- Cán bộ quản lý có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường nói chung, trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh THPT nói riêng. Cán bộ quản lý cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cũng là người quản lý các

nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT, cũng như tổ chức, kiểm tra, giám sát các nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách sẽ là yếu tố quyết định. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức do đó đòi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh THPT tham gia hoạt động. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút học sinh THPT hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động cũng không thể đạt kết quả tốt được.

1.5.1.3. Mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức, quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT

Việc giáo dục học sinh THPT không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh THPT.

Nếu nhà trường giải pháp hữu hiệu phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm khác. Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường THPT trở lên thống nhất, hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w