Thực trạng về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 55 - 56)

giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Qua tìm hiểu và khảo sát ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cho thấy:

- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Mới chỉ tập trung vào mục tiêu về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ còn nhiều hạn chế; các mục tiêu chưa được cụ thể hóa trong kế hoạch của nhà trường; nội dung vẫn còn mang tính hình thức, chưa gắn với thực tiễn, chưa bám sát mục tiêu, chưa đa dạng, linh hoạt và phong phú; việc phối hợp và sử dụng các phương pháp giáo dục hướng nghiệp hiện đại cho học sinh chưa hiệu quả, chủ yếu vẫn là các phương pháp dùng lời; hình thức tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào các môn học liên quan dễ thực hiện, được giáo viên thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc tích hợp đã ảnh hưởng tới hoạt động dạy học môn học đó.

- Việc quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh: Việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa được sự quan tâm, đầu tư, thậm chí có trường không xây dựng kế hoạch hoạt động với tư cách là một kế hoạch độc lập mà được lồng ghép trong kế hoạch năm học của nhà trường. Nội dung kế hoạch phần lớn chỉ do một cá nhân xây dựng, thiếu sự tham gia đóng góp của các bộ phận có liên quan nên rất chung chung, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể và mang nặng tính chủ quan, hình thức; chưa xây dựng cơ chế phối hợp với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường; công tác tổ chức, chỉ đạo chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao: việc chỉ đạo giáo viên tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục thông qua các hình thức dạy học chưa được thực hiện triệt để; chưa xây dựng được đội ngũ chuyên trách làm công tác giáo dục hướng nghiệp; công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ vẫn còn mang tính hình thức, đối phó; chưa phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề… trong hoạt

động giáo dục hướng nghiệp; việc xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra, đánh giá và phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa thường xuyên và hiệu quả; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trên địa bàn huyện Đắk Glong còn thiếu thốn, hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn; đa số các trường đều không có phòng hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w