Thực trạng chỉ đạo hoạtđộngtrải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 48 - 50)

cao nhận thức và năng lực cho các lực lượng, cũng như sự phối hợp giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh còn rất nhiều hạn chế, nguyên nhân là do tâm lý e ngại vì đời sống của đại bộ phận người dân và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đang còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chưa có một hướng dẫn hay cơ chế phối hợp cụ thể nào giữa các lực lượng xã hội, cá nhân để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, sự phối hợp này đều được giao cho nhà trường. Hoạt động do ai tổ chức thì người đó chủ động phối hợp thực hiện với các bên có liên quan. Điều này dẫn đến thực trạng công tác phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức với nhà trường chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinhTHPT THPT

Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về việc chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường

Thực hiện Mức độ đánh giá Thứbậc

TT Tiêu chí Không Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Giao nhiệm vụ cho 1

giáo viên và các lực

47 78,33 13 21,6 21,6

19 31.7 17 28.33 14 23.33 10 16.67 2.75 6

lượng tham gia tổ 7

chức hoạt động rõ ràng Chỉ đạo thực hiện các

2 hoạt động trải nghiệm, 38 63,33 22 36,6 23 38.3 18 30 11 18.33 8 13.33 2.93 2

hướng nghiệp theo 7

TT Tiêu chí Thực hiện Mức độ đánh giá Thứ bậc

Chỉ đạo giáo viên thực

3 hiện tổ chức hoạt động 39 65 21 35 19 31.7 17 28.33 15 25 9 15 2.77 5

trải nghiệm, hướng

nghiệp qua dạy học. Chỉ đạo giáo viên thực hiện qua các hoạt động

31,6 4 bằng hình thức đa 41 68,33 19 24 40 20 33.33 13 21.67 3 5 3.08 1 dạng phù hợp với lứa 7 tuổi học sinh THPT Động viên khích lệ kịp 5

thời giáo viên, học

38 63,33 22 36,6 36,6

15 25 17 28.33 16 26.67 12 20 2.58 7

sinh trong các hoạt 7

động

Chỉ đạo đảm bảo an toàn cho học sinh

6 trong quá trình tổ chức 48 80 12 20 18 30 23 38.33 14 23.33 5 8.33 2.9 3 hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp Chỉ đạo giáo viên quan tâm đến mọi đối

23,3 38.3

7 tượng học sinh trong 46 76,67 14 23 14 23.33 12 20 11 18.33 2.82 4

quá trình tổ chức các 3 3

hoạt động

Trung bình 2.83

Qua khảo sát cho thấy: Việc chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm tại các nhà trường đã được quan tâm và đạt ở mức độ khá, các tiêu chí đánh giá với có điểm trung bình từ 2,58 đến 3,08 và điểm trung bình chung là 2,83. Tuy nhiên, các tiêu chí được đánh giá mức độ yếu và không thực hiện còn tương đối cao, chứng tỏ công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường còn tồn tại những hạn chế.

Tiêu chí được đánh giá có điểm trung bình cao nhất là "Chỉ đạo giáo viên thực hiện qua các hoạt động bằng hình thức đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT" đạt 3,08 điểm và việc không thực hiện tiêu chí này là 31,67%. Tiếp đến là “Chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo đúng” với mức điểm trung bình đạt 2,93 điểm và việc không thực hiện tiêu chí này là 36,67%.

Các tiêu chí được đánh giá thấp nhất là việc “Động viên khích lệ kịp thời giáo viên, học sinh trong các hoạt động” với mức điểm trung bình đạt 2,58 điểm và không thực hiện là 36,67%; tiêu chí “Giao nhiệm vụ cho giáo viên và các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động rõ ràng” với mức điểm trung bình đạt 2,75 điểm và không thực hiện là 21,67%. Điều này cho thấy việc động viên và giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa đạt được hiệu quả tốt; điểm trung bình tất cả các tiêu chí chỉ đạt 2,83 điểm.

Qua tìm hiểu tại các trường THPT huyện Đắk Glong cho thấy: Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học, sau đó Ban giám hiệu yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận, lựa chọn, thống nhất các chủ đề, các hoạt động cần tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong năm học phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạ và nhà trường phù hợp với năng lực của học sinh, cũng như vào thời gian phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w