Xây dựng kế hoạch hoạtđộngtrải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ điểm, chủ đề, bám sát nội dung, chương trình của Bộ GD và ĐT phù hợp với điều kiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 62 - 64)

chủ đề, bám sát nội dung, chương trình của Bộ GD và ĐT phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp luôn có kế hoạch và được thực hiện đúng kế hoạch. Cán bộ quản lý, các tổ chức, đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm lớp luôn chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch đã vạch ra.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đảm bảo mang tính khoa học, tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng nhằm tạo môi trường trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. Biện pháp này không những đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục mà còn tạo ra sức hấp dẫn cho học sinh khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Tạo mọi điều kiện cho việc lập kế hoạch được thực hiện tốt nhất, việc triển khai hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh một cách thuận lợi nhất bằng việc xác định rõ chương trình hành động của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Lãnh đạo nhà trường chủ động lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho toàn trường và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp mình. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà

trường gồm kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết cho các hoạt động giáo dục mà nhà trường quản lý, các khối lớp và các lớp lập kế hoạch cụ thể cho từng lớp, từng môn học và từng hoạt động cụ thể.

Kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cần có sự thống nhất và tạo thành một hệ thống thống nhất trong toàn trường. Kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp là một bộ phận trong kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dài hạn của nhà trường, kế hoạch này phải căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và đặc biệt là phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Nội dung và cách thực hiện gồm 4 bước:

- Bước 1: Nghiên cứu tình hình nhà trường, những thuận lợi, khó khăn, những hoạt động đã triển khai những năm học trước làm căn cứ xây dựng kế hoạch. Phân công nhiệm vụ cho giáo viên, khối trưởng các khối lớp nghiên cứu đặc điểm của từng khối, lớp, xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm và kế hoạch cụ thể của từng hoạt động; thảo luận, đóng góp ý kiến, thống nhất thực hiện kế hoạch đề ra.

- Bước 2: Chỉ đạo làm thí điểm, rút kinh nghiệm (có thể chọn ở mỗi khối một lớp).

- Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong toàn trường. Trong quá trình triển khai thực hiện cần chú trọng khâu chỉ đạo, giám sát tổ chức hoạt động. Kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ; đồng thời, có phương án điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch để nhìn nhận lại kết quả đạt được, xem xét nguyên nhân dẫn thành công hoặc tồn tại hạn chế.

Kế hoạch được thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để thống nhất thực hiện. Hàng tháng, trong cuộc họp hội đồng cần thông qua kế hoạch tháng cho đội ngũ giáo viên nắm rõ để xây dựng kế hoạch ngắn hạn và thực hiện.

Cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm vững chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do nhà trường xây dựng cho từng tháng, từng năm học và nội dung của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.

Giáo viên phải có kĩ năng lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hướng tới mục tiêu là giúp học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lý bản thân; có khả năng phát triển nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích..

Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài nhà trường.

Có hệ thống thông tin dữ liệu quản lý nhà trường đầy đủ, phục vụ để lập kế hoạch.

Cán bộ quản lý, các tổ chuyên môn cần có sự nhất trí và đồng thuận trong lập kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Phải coi hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một bộ phận của toàn bộ nội dung giáo dục của nhà trường cùng với các hoạt động sư phạm khác để lập kế hoạch cho hợp lý.

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáoviên để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đạt hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w