Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 56 - 57)

Vẫn còn một số ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh chưa mang lại hiệu quả thiết thực; việc tổ chức các hình thức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh.

Thực tế tại các trường cho thấy, sự phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường còn hạn chế. Các nội dung chỉ đạo chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên, mức độ thực hiện chủ yếu chỉ ở mức trung bình, vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong các nhà trường chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Phần lớn các nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có mức độ khá, điểm trung bình chung còn thấp, tỷ lệ đánh giá thực hiện yếu vẫn còn tương đối cao.

Trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đa số trưng dụng từ các môn văn hóa. Sân chơi, bãi tập chủ yếu được dùng cho môn thể dục và rất ít khi được sử dụng cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp .

Việc chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm tại các nhà trường chưa thực sự tốt, hầu hết các nội dung chỉ được thực hiện ở mức trung bình, một số được thực hiện ở mức khá.

Các hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, thuộc về gia đình, xã hội và nhà trường. Để khắc phục các hạn chế trên cần huy động tổng lực giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong trường THPT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w