huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.3.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng giáo dục về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. nghiệm, hướng nghiệp.
Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Mức độ đánh giá Thứbậc
Lợi ích hoạt động trải
TT Trung
nghiệm, hướng nghiệp Rất tốt Tốt bình Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Thích ứng với các điều
1 kiện sống, học tập và làm 36 60 14 23,33 10 16,67 0 0 3,43 1 việc khác nhau
2 Thích ứng với những thay 33 55 18 30 9 15 0 0 3,4 2
đổi của xã hội hiện đại Có khả năng tổ chức cuộc
3 sống, công việc và quản lí 23 38,33 22 36,67 8 13,33 7 11,67 3,02 5 bản thân
Có khả năng phát triển
4 hứng thú nghề nghiệp và ra 28 46,67 19 31,67 7 11,67 6 10 3,15 3
quyết định lựa chọn được
nghề nghiệp tương lai Xây dựng được kế hoạch
5 rèn luyện đáp ứng yêu cầunghề nghiệp và trở thành 24 40 21 35 11 18,33 4 6,67 3,08 4 người công dân có ích
Trung bình 3,22
Kết quả khảo sát cho thấy: Cán bộ quản lý, giáo viên đều đánh giá cao kết quả của lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT mang lại. Đa số ý kiến cho rằng lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đã góp phần giúp học sinh “Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau”, với tỷ lệ đánh giá ở mức độ thực hiện “rất tốt” là 60% và tốt là 23,33%. Lợi ích về “Khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa
chọn được nghề nghiệp tương lai” nhận được tỉ lệ 46,67% ý kiến đánh giá ở mức độ rất “tốt” và tỉ lệ 31,67% đánh giá ở mức độ “tốt”. Lợi ích về “Có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân” thì vẫn còn tỉ lệ 11,67% ý kiến đánh giá chưa mang lại hiệu quả thiết thực, chính vì vậy nội dung này chỉ đạt ở mức độ “khá” với điểm trung bình đạt 3,02 điểm (mức điểm trung bình thấp nhất trong 5 nội dung khảo sát).
Số liệu khảo sát đánh giá chung ở đạt mức khá, với điểm trung bình chung là 3,22 điểm, trong đó lợi ích của việc giúp học sinh “Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau” và “Thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại” được đánh giá tốt với điểm trung bình lần lượt là 3,43 và 3,4 điểm. Các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức độ khá và vẫn còn một số ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bảng 2.3. Đánh giá của học sinh về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Mức độ đánh giá Thứ
bậc Lợi ích hoạt động trải
TT
Rất tốt Tốt Trung Chưa tốt
nghiệm, hướng nghiệp bình
SL % SL % SL % SL %
Thích ứng với các điều
1 kiện sống, học tập và làm 89 49,44 40 22,22 47 26,11 4 2,22 3,19 1 việc khác nhau
2 Thích ứng với những thayđổi của xã hội hiện đại 91 50,56 31 17,22 23 12,78 35 19,44 2,99 4 Có khả năng tổ chức cuộc
3 sống, công việc và quản lí 83 46,11 41 22,78 42 23,33 14 7,78 3,07 3 bản thân
Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và
4 ra quyết định lựa chọn 83 46,11 51 28,33 32 17,78 14 7,78 3,13 2 được nghề nghiệp tương
lai
Xây dựng được kế hoạch
5 rèn luyện đáp ứng yêu cầunghề nghiệp và trở thành 78 43,33 37 20,56 44 24,44 21 11,67 2,96 5 người công dân có ích
Theo ý kiến đánh giá của học sinh, đa số cũng cho rằng lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đã góp phần giúp học sinh“Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau” với tỷ lệ đánh giá ở mức độ “rất tốt” là 49,44%, mức “tốt” là 22,22% và điểm trung bình cao nhất với 3,19 điểm; tiếp theo là “Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai” tỷ lệ đánh giá ở mức độ “rất tốt” là 46,11%, mức “tốt” là 28,33% và điểm trung bình 3,13.
Khi được hỏi về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT là “Có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân”, cũng nhận được 46,11% ý kiến đánh giá ở mức độ “rất tốt”, 28,33% đánh giá ở mức độ “tốt” và điểm trung bình là 3,07.
Mặt khác, khi được hỏi về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT nhằm “Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích” thì học sinh đánh giá đạt ở mức độ “khá” với điểm trung bình là 2,96 điểm và đây là mức thấp nhất trong 5 nội dung khảo sát.
Qua kết quả khảo sát cho thấy: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều đánh giá cao về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đặc biệt là lợi ích của việc giúp học sinh “Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau”, đây là lợi ích được đánh giá ở mức độ cao nhất. Trong khi nội dung “Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích” ở mức độ thấp nhất.