1.5.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất
Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT đạt kết quả mong muốn, tăng tính hấp dẫn thì nhà trường cần đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất. Hoạt động trải nghiệm không chỉ lồng ghép trong lớp học mà còn được triển khai ở không gian ngoài lớp học như ở sân trường, vườn trường, bên ngoài nhà trường. Nếu đầy đủ về cơ sở vật chất sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động đó diễn ra một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng, thiếu thốn, hạn hẹp thì hoạt động trải nghiệm diễn ra không hiệu quả.
1.5.2.2. Chính sách giáo dục
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng được cụ thể hóa thành những nghị quyết, chỉ thị, là cơ sở để các nhà quản lý triển khai mạnh mẽ đổi mới dạy học, vận dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học trong các trường THPT. Những văn bản, chỉ thị của ngành giáo dục đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc sử dụng mô hình các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong dạy học các môn học ở các trường THPT hiện nay.
Chế độ chính sách do con người tạo ra, đồng thời nó cũng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến con người. Chính sách đúng và hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đối tượng tham gia. Ngược lại, chính sách chưa phù hợp hoặc sai lầm sẽ kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển, nảy sinh nhiều tiêu cực, từ đó hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
1.5.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương
Đất nước có chính trị ổn định, Nhà nước có quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Sự ưu tiên cho giáo dục sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, trong đó có công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Bên cạnh đó các quan điểm về đạo đực, lối sống, thẩm mỹ, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa địa phương, sự quan tâm của gia đình và xã hội cũng có ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
1.5.2.4. Trình độ dân trí, văn hóa ở địa phương
Khi nói đến trình độ dân trí, văn hóa của một địa phuơng, sẽ có rất nhiều yếu tố để xem xét, nhưng trong mối quan hệ với giáo dục thì văn hóa có thể xét ở các khía cạnh sau: Địa bàn cư trú, tộc người, phong tục, tín ngưỡng, môi trường... tạo nên đặc trưng văn hóa của vùng đất đó. Giáo dục có nền tảng từ văn hóa, nếp sống và phong tục. Đặc điểm tâm lý và thói quen có ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của cha mẹ học sinh và người học.
Một trong những mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là giúp người học rèn luyện các kỹ năng sống để sống tốt, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong một môi trường được sinh ra và lớn lên. Con người có trình độ phổ thông có thể sống có văn hóa và phụ thuộc lớn vào tập quán địa phương. Do đó, khi thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu quả giáo dục phổ thông, nhà nước cần tính đến yếu tố đặc tính dân tộc và đặc trưng vùng miền.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đề cập đến một số khái niệm công cụ như: quản lý, quản lý nhà trường, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Trong đó, quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh THPT và các lực lượng giáo dục khác, để tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo mục tiêu, nội dung, chương trình qui định, bằng phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương để đạt được mục tiêu giáo dục. Chủ thể quản lý nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng thực hiện quá trình tác động đó qua các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với một loạt các công việc cụ thể để triển khai các hoạt động theo qui định của chương trình giáo dục cấp học, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT chịu tác động của nhiều yếu tố, như: trình độ, năng lực của hiệu trưởng, của đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh, điều kiện kinh tế xã hội địa phương, của nhà trường; nhận thức và sự tham gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng... Đây là những luận cứ cơ bản, là cơ sở để tác giả xem xét thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong chương tiếp theo.
Chương 2.