Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 70 - 72)

động khác của nhà trường, địa phương và phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế của địa phương, của nhà trường.

Phải có đầy đủ cơ sở vật chất như sân bãi, nhà đa năng, phòng học bộ môn với trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, đồ dùng thể thao, trang phục biểu diễn văn nghệ,…

3.2.7. Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tronghoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm thực hiện quan điểm dân chủ hóa quá trình đào tạo để giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực và có sự định hướng nghề nghiệp của mình. Thông qua các

hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất, năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. Đảm bảo đúng bản chất của quá trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động của người học và do người học.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có để các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau vào giải quyết tình huống thực trong nhà trường và cuộc sống xã hội.

Học sinh chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện, tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các phẩm chất, năng lực cần thiết.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nếu thầy cô tin tưởng, cổ vũ và mạnh dạn giao việc cho những học sinh có năng khiếu thì các em sẽ cố gắng làm thật tốt để thể hiện năng khiếu của mình. Đối với cán bộ lớp, giáo viên dẫn dắt các em phát huy vai trò của mình; biết thu thập, xử lí thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để thống nhất nội dung công việc cần làm…

Khi giao việc phải giao việc từ dễ đến khó, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết và tạo điều kiện để các em hoàn thành được nhiệm vụ. Đồng thời, phải kịp thời động viên, khích lệ trước tập thể. Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề, giáo viên phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục học sinh. Mặt khác, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thì cần chú ý tới nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh.

Nhằm giúp cho học sinh làm tốt, cần phải hình thành ở các em những năng lực như: Hoạt động, tổ chức hoạt động và biết giải quyết tình huống nảy sinh; tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; định hướng nghề nghiệp; khám phá và sáng tạo; cùng sống, cùng làm việc với tập thể và hợp tác giữa cá nhân với các nhóm để đạt mục tiêu chung của hoạt động; tự học thông qua các hình thức hoạt động khác nhau.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tạo điều kiện cho học sinh chủ động lựa chọn và xây dựng quy mô hoạt động phù hợp để phát huy được tính tích cực của các em.

Giáo viên cần phải tăng cường quan sát, quan tâm đến học sinh và có niềm tin ở các em; tôn trọng và giúp đỡ các em phát huy vai trò chủ thể của mình. Giáo viên phải biết tổ chức, khơi gợi, động viên để học sinh thực hiện vai trò của người quản lý, điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của tập thể; tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong mọi khâu của quá trình hoạt động.

Nhà trường và giáo viên thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn học sinh rèn luyện thói quen tự quản, làm việc chủ động và tự lực giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w