Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 57 - 59)

- Do điều kiện kinh tế, xã hội vùng núi còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, học sinh ít hứng thú và đặc điểm lối sống của người miền núi có ảnh hưởng nhiều đến công tác hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.

- Sự chỉ đạo về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cấp quản lý còn chưa thực sự rõ ràng, thiếu sự đôn đốc, kiểm tra và giám sát nên việc triển khai thực hiện các hoạt động còn tự phát, không thường xuyên và đồng bộ.

- Mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinhcòn hạn chế; thiếu nguồn tài liệu tham khảo, hướng dẫn chi tiết trong việc thiết kế, xây dựng chương trình giáo dục theo từng nhóm kỹ năng; giáo viên cũng phần nào hạn chế về kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm; chưa thực sự nắm rõ các kỹ năng cần giảng dạy, truyền đạt cho học sinh… Chính vì thế mà việc tổ chức các hoạt động còn thiếu tính sáng tạo, học sinh thì nhút nhát, rụt rè thiếu tự tin...

- Chưa huy động được sự phối hợp giữa các lực lượng ngoài nhà trường, phụ huynh học sinh đối với các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường.

Những tồn tại trong kết quả thực hiện cũng dễ giải thích vì nó bị tác động bởi hoàn cảnh, môi trường và ngay cả bản thân người thực hiện. Để khắc phục được những tồn tại này đòi hỏi người làm công tác quản lý giáo dục cần phải có những biện pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.

Tiểu kết chương 2

Thông qua khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT và quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT bước đầu kết luận:

Cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua khảo sát được đánh giá đa số ở mức độ khá và tốt.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các yếu tố nhà trường, gia đình, xã hội đều ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Trong đó, “Điều kiện văn hóa, xã hội của địa phương”, “Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh “, “nhận thức phụ huynh về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh”, “Cơ chế quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh” là các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn trên là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong các trường THPT huyện Đắk Glong theo định hướng đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường THPT.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w