học sinh, học sinh và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh huyện Đắk Glong và các lực lượng liên quan hiểu rõ về tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Từ đó, nâng cao ý thức, vai trò của họ về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường. Theo đó, đổi mới cái nhìn toàn diện về quá trình giáo dục để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, đảm bảo cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với phẩm chất và năng lực của mình. Biện pháp này hướng đến sự đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong.
Việc tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh THPT huyện Đắk Glong và các lực lượng giáo dục là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với việc học tập, rèn luyện ở nhà trường và chuẩn bị hành trang để đi vào cuộc sống, thực hiện nguyện vọng ước mơ của mình, từ đó ra sức rèn luyện để đạt được những kĩ năng cần thiết.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Giúp cho các lực lượng giáo dục nhận thức đúng về vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với mục tiêu giáo dục toàn diện và sự cần thiết phải tổ chức
hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường học; ủng hộ, sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả.
Tổ chức tuyên truyền, vận động hoặc qua các buổi tọa đàm giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với chính các em học sinh và các lực lượng giáo dục để làm cho cha mẹ học sinh, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Muốn vậy cần bồi dưỡng cho họ về:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục địa phương về công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
- Ảnh hưởng của nhân cách người cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; nhất là sự gương mẫu của họ trong giao tiếp, ứng xử… có ảnh hưởng đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh.
- Trách nhiệm của từng giáo viên, Đoàn thanh niên, Ban giám hiệu nhà trường trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Tổ chức học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo; quán triệt một cách sâu sắc để cán bộ quản lý, giáo viên thấu hiểu và thống nhất quan điểm trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tránh nhìn nhận một cách phiến diện.
Phổ biến các văn bản liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình tổng thể; hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho tập thể giáo viên, nhân viên của nhà trường.
Tổ chức giao lưu với các trường THPT khác và các trường THPT trong địa bàn huyện Đắk Glong để trao đổi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
Ban giám hiệu nắm được tình hình về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh một cách kịp thời, từ đó có sự điều chỉnh cần thiết.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức đúng đắn và nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hiểu và biết cách tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đồng thời có tính đến kinh phí tổ chức các buổi tập huấn, các buổi chuyên đề cho hài hòa với các hoạt động giáo dục khác.
Giáo viên phải nhận thức đúng về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.
Có sự đồng lòng, ủng hộ của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường; sự ủng hộ của phụ huynh học sinh; sự phối hợp có hiệu quả của cán bộ quản lý với Hội cha mẹ học sinh và với chính quyền địa phương.