Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạtđộngtrải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 69 - 70)

Trong tổ chức, triển khai phối hợp các lực lượng với các hoạt động, nhà trường phải đóng vai trò chủ động.

Không ngừng tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn lực nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực và xử lý kịp thời những sai phạm.

Làm tốt công tác xã hội hóa, vận động chính quyền, hội cha mẹ học sinh, huy động nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp để trang bị các phương tiện cần thiết nhất cho hoạt động học tập của học sinh cũng như tổ chức cho học sinh đi tham quan, thực tế.

Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa nhà trường: Như không gian, trang thiết bị làm việc, trang phục… sẽ giúp họ dễ cảm nhận vì tính hữu hình của nó, khiến họ tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên trong việc học tập, nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp.

3.2.6. Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sinh hướng nghiệp cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm làm phong phú các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tạo sức hấp dẫn và tạo môi trường để học sinh thực sự được trải nghiệm về kiến thức, kĩ năng đã học; trải nghiệm các loại hình nghề nghiệp, trải nghiệm về xúc cảm trong mọi mối quan hệ, kĩ năng hành vi ứng xử trong quan hệ đạo đức và quan hệ xã hội,... Các hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, huy động sự tham gia của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Học sinh được trình bày và lựa chọn ý tưởng, tham gia chuẩn bị, thiết kế hoạt động, trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, tự đánh giá, tự khẳng định.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Các hoạt động cơ bản trong chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp là tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc; tạo cơ hội cho

học sinh được giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác; tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác; tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế. Các hoạt động này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn như: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ,…

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Yêu cầu giáo viên phải luôn làm mới các hình thức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng cách tổ chức hoạt động ở mỗi chủ đề, môn học phải đa dạng và có sự thay đổi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học; phù hợp với khả năng, tâm lí lứa tuổi học sinh; không để tình trạng hoạt động năm này giống hệt hoạt động năm trước.

Hướng dẫn giáo viên tiến hành khảo sát nhu cầu học sinh, gợi ý các chủ đề, chủ điểm để học sinh cùng lựa chọn nội dung, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải có kiến thức về hoạt động hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w