Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạtđộngtrải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 72 - 74)

nghiệp cho học sinh THPT

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giúp cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường đi vào kỉ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả hơn.

Thông qua kiểm tra, đánh giá để xem xét thực tiễn việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, phát huy những nhân tố tích cực, kịp thời phát hiện những sai lệch để uốn nắn cũng như những thành công để khuyến khích và nhân rộng. Từ đó, có biện pháp khắc phục, điều chỉnh ngay, tránh ảnh hưởng xấu tới kết quả chung của hoạt động giáo dục.

3.2.8.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới nhận thức về kiểm tra, đánh giá; phải làm cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng khác tham gia đánh giá là những người thông suốt quan điểm và đánh giá đầy đủ, công bằng khách quan.

Hình thành bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá cho từng chủ đề hoạt động theo khối lớp, toàn trường và phải được thống nhất trong lãnh đạo trường.

Quá trình kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm đánh giá đúng chất lượng, kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của người học mà còn đánh giá được năng lực của người tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ với chức trách, nhiệm vụ được giao. Do vậy, kiểm tra, đánh giá đòi hỏi chủ thể quản lý phải có tâm, năng lực; biết phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Triển khai thống nhất tiêu chí kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm học. Khi tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, khách quan; tính hiệu quả; tính công khai, dân chủ; tính thường xuyên, liên tục.

Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh; đánh giá qua các hoạt động giáo dục; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong và ngoài lớp học; qua hồ sơ học tập; qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình,… đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và các lực lượng khác.

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cần chú ý thực hiện các khâu, như: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá; kiểm tra từ trên xuống của Hiệu trưởng; tổ chức các hội thi trong trường theo khối lớp; tổ chức kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường; tổng kết, đánh giá, xếp loại giữa các lớp; cuối cùng rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có chương trình khung và khung chương trình từ Bộ GD và ĐT làm căn cứ pháp lý để xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá.

Cung cấp tư liệu, khuyến khích giáo viên, học sinh tự nghiên cứu và cùng tham gia xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, duy trì, ổn định nền nếp, chú trọng đến chất lượng hoạt động giáo dục; xây dựng nền nếp tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Cán bộ quản lý phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới thực hiện công việc để kịp thời điều chỉnh những sai sót nếu có.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w