Thực trạng công tác quản lý các điều kiện tổ chức hoạtđộngtrải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 52 - 54)

nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Quản lý tốt cơ sở vật chất và trang thiết bị sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, điều này thể hiện qua kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng công tác quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường

Thực hiện Mức độ đánh giá

Thứ

TT Tiêu chí Không Tốt Khá Trung bình Yếu bậc

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Hiệu trưởng quan tâm bổ sung cơ sở

1 vật chất, thiết bị 36 60 24 40 19 31.67 18 30 13 21.67 10 16.7 2.77 4 dựa trên các đề

xuất và điều kiện nhà trường Thường xuyên rà soát cơ sở vật chất,

2 thiết bị phục vụcác hoạt động trải 37 61.67 23 38.33 23 38.33 17 28.33 11 18.33 9 15 2.9 2 nghiệm, hướng

nghiệp

Hướng dẫn giáo viên khai thác sử dụng cơ sở vật

3 chất thiết bị hiệncó trong tổ chức 41 68.33 19 31.67 25 41.67 19 31.67 9 15 7 11.7 3.03 1 hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp

TT Tiêu chí Thực hiện Mức độ đánh giá Thứ

Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên có kế hoạch sử

4 dụng hợp lý cơ sở 39 65 21 35 23 38.33 17 28.33 9 15 11 18.3 2.87 3

vật chất, thiết bị

phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Khai thác sử dụng 5 các điều kiện vật 41 68.33 19 31.67 16 26.67 18 30 14 23.33 12 20 2.63 5 chất sẵn có ở địa phương Trung bình 2.84

Phần lớn các nội dung quản lý điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có mức độ thực hiện mức độ khá, điểm trung bình chung các tiêu chí là 2,84 điểm. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá mức độ không thực hiện và đánh giá mức độ yếu vẫn còn tương đối cao. Cụ thể:

Tiêu chí được đánh giá cao nhất là "Hướng dẫn giáo viên khai thác sử dụng thiết bị hiện có của trường trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp" với mức điểm trung bình chỉ đạt 3,03 điểm và không thực hiện là 31.67%. Tiếp đến là “Thường xuyên rà soát cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” với điểm trung bình đạt 2,9 điểm và không thực hiện là 38.33%. Các nội dung kiểm tra khác đạt mức điểm trung bình từ 2,63 đến 2,87 điểm, trong đó nội dung “Khai thác sử dụng các điều kiện vật chất sẵn có ở địa phương” được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 2.63 điểm và không thực hiện là 31,67%. Điều này cho thấy việc khai thác sử dụng các điều kiện vật chất sẵn có để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các nhà trường chưa thực sự hiệu quả.

Qua tìm hiểu của tác giả, hầu hết trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là những thiết bị sử dụng cho các môn văn hóa; sân chơi, bãi tập chủ yếu được dùng cho môn thể dục và rất ít khi được sử dụng cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Như vậy, việc tận dụng các trang thiết bị có sẵn phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải tăng cường và có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục để hoạt động này có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w