của học sinh THPT huyện Đắk Glong
Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh Mức độ đánh giá Rất Trung Không Thứ TT Hình thức hứng Hứng thú bình hứng bậc thú thú SL % SL % SL % SL %
1 Sinh hoạt dưới cờ 23 38,33 19 31,67 15 25 3 5 3,03 4 2 Trong giờ sinh hoạt lớp 35 58,33 17 28,33 6 10 2 3,33 3,42 1
3 Hoạt động theo chủ đề, 22 36,67 19 31,67 15 25 4 6,67 2,98 5 câu lạc bộ
Trong hoạt động tham
4 quan, dã ngoại, công tác 24 40 27 45 7 11,67 2 3,33 3,22 3 xã hội
5 Trong các hoạt động 34 56,67 15 25 8 13,33 3 5 3,33 2 văn hóa, văn nghệ
6 Hội thi/cuộc thi 21 35 18 30 18 30 3 5 2,95 6
7 Trong các hoạt động 18 30 21 35 19 31,67 2 3,33 2,92 7 chủ đề khác
Trung bình 3,12
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh ở trường THPT được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá ở“Giờ sinh hoạt lớp” và "Trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ", được đánh giá khá cao với tỉ lệ lần lượt là 58,33% và 56,67% ở mức "rất hứng thú". Nghĩa là, cán bộ quản lý, giáo viên đều cho rằng học sinh tích cực tham gia qua các hình thức giờ sinh hoạt lớp và văn hóa, văn nghệ chủ yếu.
Bên cạnh đó, hình thức được đánh giá ở mức độ tham gia thấp nhất là “Hội thi/cuộc thi” và “Trong các hoạt động chủ đề khác”, điểm trung bình của hình thức này lần lượt đạt 2.95 và 2,92 điểm. Mức độ tham gia các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được cán bộ quản lý, giáo viên đều đánh giá mức độ “khá” với điểm trung bình chung là 3,12 điểm.
Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh
Mức độ đánh giá
Rất Không Thứ
TT Hình thức hứng Hứng thú Trung bình hứng thú bậc
thú
SL % SL % SL % SL %
1 Sinh hoạt dưới cờ 67 37,22 76 42,22 21 11,67 16 8,89 3,08 2 2 Trong giờ sinh hoạt lớp 73 40,56 89 49,44 13 7,22 5 2,78 3,27 1 3 Hoạt động theo chủ đề,câu lạc bộ 74 41,11 55 30,56 21 11,67 30 16,67 2,96 4
TT Hình thức Mức độ đánh giá Thứ
bậc
Trong hoạt động tham
4 quan, dã ngoại, công 89 49,44 45 25 15 8,33 31 17,22 3,07 3 tác xã hội
Trong các hoạt động
5 văn hóa, văn nghệ, thể 64 35,56 67 37,22 23 12,78 26 14,44 2,94 5 dục thể thao
6 Hội thi/cuộc thi 53 29,44 45 25 32 17,78 50 27,78 2,56 7 7 Trong các hoạt động 59 32,78 64 35,56 24 13,33 33 18,33 2,83 6
chủ đề khác
Trung bình 2,96
Theo kết quả khảo sát, đánh giá của học sinh về mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có đôi chút khác biệt so với đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên. Hình thức được học sinh đánh giá cao nhất là “Sinh hoạt dưới cờ” và “Trong giờ sinh hoạt lớp” với điểm trung bình lần lượt đạt 3,08 và 3,27 điểm; các hình thức "Trong hoạt động tham quan, dã ngoại, công tác xã hội” và “Hoạt động theo chủ đề, câu lạc bộ” cũng được học sinh đánh giá mức độ tham gia tương đối cao, kết quả khảo sát tỉ lệ lần lượt là 49,44% và 41,11% học sinh cho rằng "rất hứng thú" với các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hình thức này. Hình thức được đánh giá thấp nhất là “Trong các hoạt động chủ đề khác” và “Hội thi/cuộc thi”, điểm trung bình của các hình thức này lần lượt là 2,83 và 2.56 điểm, chỉ đạt mức độ trung bình.
Như vậy, qua kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh có thể nói: Các trường THPT huyện Đắk Glong đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chủ yếu thông qua các hoạt động như: Sinh hoạt dưới cờ, trong giờ sinh hoạt lớp, hoạt động văn hóa-văn nghệ, theo chủ đề, câu lạc bộ và hoạt động tham quan, dã ngoại, công tác xã hội cho học sinh các trường THPT.
Khảo sát trên đối tượng học sinh, kết quả cho thấy có sự khá tương đồng với đánh giá giữa cán bộ, giáo viên về mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh. Các hình thức được đánh giá cao là trong “sinh hoạt dưới cờ”, “giờ sinh hoạt lớp” và “trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ”.
Tuy nhiên, từ quan điểm của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các phương pháp, hình thức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trên đây, chúng ta nhận thấy việc tổ chức các hình thức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa thật sự cuốn hút học
sinh tham gia và hiệu quả chưa cao, vẫn còn mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, hoạt động trải nghiệm chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh.