ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẦN THỂ

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 37 - 38)

1. Định nghĩa

Quần thể là nhĩm cá thể của loài, hoặc dưới loài, khác nhau về giới tính, tuổi và kích thước, phân bố trong vùng phân bố của loài ở một thời điểm nhất định, chúng cĩ

khả năng giao phối tự do với nhau (trừ những loài sinh sản vơ tính hay trinh sinh) để

tạo ra các thế hệ mới.

Ví dụ, các tập hợp sau đây là các quần thể sinh vật:

- Tập hợp các cá thể cá mịi (Clupanodon thrissa L.) hàng năm di cư vào sơng Hồng để sinh sản.

- Tập hợp các cá thể cá chép (Ciprinus carpio) Hồ Tây, Hà Nội, năm 1990. - Tập hợp các cá thể voi rừng Quốc Gia Tánh Linh, Lâm Đồng, năm 2000. - Tập hợp những cá thể tơm sú (Penaeus monodon) đầm Thị Nại, Bình Định

vào năm 2000.

- Tập hợp những cây thủy tùng (Glyptostrobus pensillus) vùng lầy, Ea H/Leo,

Đăk lăk vào năm 2003.

Trên đây là một số tập hợp trong vơ số tập hợp sinh vật trong tự nhiên, đĩ là các quần thể tự nhiên. Trong thực tiễn sản xuất, con người đã tạo ra các tập hợp sinh vật

bằng con đường thuần hĩa, chọn lọc, lai tạo – các giống vật nuơi, cây trồng, đĩ là các quần thể nhân tạo.

2. Đặc điểm chung của quần thể

2.1. Quần thể cĩ quan hệ chặt chẽ về mặt di truyền

Mỗi quần thể cĩ một tập hợp gen tạo thành một cơ sở di truyền chung, thể hiện ở từng cá thể của quần thể, mỗi cá thể cĩ một kiểu gen khác nhau và giao phối tự do.

Tính di truyền của quần thể cĩ liên quan trực tiếp đến các đặc tính sinh thái của quần

thể (khả năng thích ứng, tính chống chịu, tính thích nghi về sinh sản…). Trên cơ sở đĩ quần thể cĩ khả năng sinh sản tạo thành các thế hệ duy trì nịi giống.

2.2. Quần thể cĩ khu phân bố đặc trưng

Nơi sinh sống của quần thể phù hợp với đặc điểm sinh học và khả năng vận

thehung060290@gmail.comnhau phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đa dạng của mơi trường. Điều này dẫn tới khả nhau phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đa dạng của mơi trường. Điều này dẫn tới khả

năng hình thành nên các quần thể mới của loài ở những khu vực khác nhau.

2.3. Quần thể hình thành trong qúa trình đấu tranh sinh tồn

Quá trình hình thành quần thể là một quá trình thiết lập nhiều mối quan hệ sinh

học trong nội bộ loài (đặc biệt là quan hệ sinh sản, hợp tác, cạnh tranh…) và các mối

quan hệ giữa các cá thể của quần thể với điều kiện ngoại cảnh. Trong những điều kiện

cụ thể, quần thể nào cĩ khả năng thích nghi cao sẽ tồn tại. Chính vì vậy trong tự nhiên cĩ những loài cĩ tới hàng ngàn quần thể phân bố rộng khắp thế giới.

2.4. Quần thể là đơn vị cấu trúc và chức năng của loài

Quần thể là một đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài ở một khu vực địa lí

nhất định. Loài cĩ nhiều quần thể, nhiều dạng sống (loài đa hình – polymorphis) thì sẽ

cĩ nhiều khả năng tồn tại và phát triển hơn lồi chỉ cĩ một quần thể, ít dạng sống (loài

đơn hình – monomorphis). Đây là một trong những cơ sở quan trọng giải thích khả

năng tồn tại và diệt vong của nhiều loài động, thực vật trên Trái Đất.

2.5. Quần thể là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh

Quần thể là một hệ thống hở và tự điều chỉnh thơng qua các cơ chế điều hịa riêng và thống nhất biện chứng với các cơ chế điều hịa chung của hệ sinh thái. Quá

trình trao đổi vật chất và năng lượng giúp cho quần thể tồn tại và phát triển trong

khơng gian và thời gian.

Quần thể là một hệ thống sinh học thống nhất, cĩ những đặc trưng riêng cho cả

nhĩm chứ khơng riêng cho từng cá thể. Các đặc trưng về cấu trúc của nĩ là: kích thước

và mật độ; kiểu phân bố trong khơng gian; cấu trúc tuổi, cấu trúc giới tính (hay tỉ lệ đực - cái, ở đây khơng kể đến đa số các loài thực vật hoặc động vật lưỡng tính) và cấu

trúc sinh sản. Các đặc trưng quan trọng về động thái là: mức sinh sản; mức tử vong và sống sĩt; kiểu tăng trưởng và biến động số lượng.

Quần thể cĩ cấu trúc khơng đồng nhất về thành phần cấu tạo nên nĩ và khơng

đồng nhất cả về sự phân bố trong khơng gian. Tất cả các thơng số về cấu trúc của quần

thể rất linh động, mềm dẻo, bảo đảm cho quần thể phản ứng linh hoạt với mọi biến cố

của điều kiện mơi trường.

Từng quần thể khơng chỉ cĩ mối quan hệ tương hỗ giữa các cá thể trong quần

thể với nhau mà cịn cĩ mối quan hệ qua lại với các quần thể khác và mơi trường. Như

vậy quần thể khơng phải đơn giản là tổng số các cá thể mà là một thể sinh học mới,

một tổ chức mới cao hơn cá thể.

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)