Quần thể cơ bản

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 41 - 42)

II. PHÂN LOẠI QUẦN THỂ

4. Quần thể cơ bản

Quần thể cơ bản (Elemental population) bao gồm những cá thể cùng lồi cĩ trạng thái sinh học giống nhau, sống trong một khu vực nhỏ nhất định của sinh cảnh,

trong trường hợp sinh cảnh ít đồng nhất và cĩ thể phân thành nhiều khu vực nhỏ, khác

nhau về đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu hoặc các đặc điểm khác, ví dụ nơi nhiều hoặc ít

ánh sáng; nơi bằng phẳng hoặc cĩ nhiều hang hốc…đây là các quần thể chỉ xuất hiện

một cách tạm thời liên quan với những giai đoạn phát triển khác nhau của các cá thể. Điều này cĩ thể thấy rõ ở các giai đoạn phát triển sớm của cá thể, nhất là tại các bãi đẻ

của cá, lưỡng cư, bị sát…

Sự tồn tại ổn định của các quần thể sinh thái phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng các khu vực sinh sống của các quần thể cơ bản cấu tạo nên quần thể sinh

thái đĩ.

Qua việc phân loại quần thể cũng cần lưu ý:

- Trong tự nhiên cĩ nhiều trường hợp ranh giới của từng quần thể phân cách

khơng rõ ràng. Đặc biệt ở những loài sinh vật bị động hoặc khơng cĩ khả năng vận động tích cực, ví dụ như sinh vật nổi (Plankton) rất khĩ hoặc khơng cĩ khả năng tách biệt thành các quần thể riêng biệt. Dịng nước, nhất là các hải lưu thường chuyển các

sinh vật này đi rất xa, làm xáo trộn các cá thể trong giới hạn vùng phân bố của loài và ngăn cản sự hình thành các quần thể độc lập (Independent population). Do đĩ trong thủy vực tự nhiên cịn xuất hiện dạng quần thể giả (Pseudopopulation) hoặc hình thành các quần thể phụ thuộc (Dependent population) – là quần thể trong một thời gian

tương đối dài khơng cĩ khả năng tái sản xuất những cá thể mới cho mình mà phải nhận

một bộ phận khá lớn cá thể từ các quần thể độc lập khác của loài (Constantinov, 1984). - Trong tự nhiên cĩ rất nhiều quần thể tồn tại lâu dài trên một sinh cảnh nhất định (các quần thể cây gỗ lâu năm, quần thể thú lớn…). Cĩ những quần thể tồn tại

trong thời gian ngắn trên những sinh cảnh nhất thời, ví dụ như sự hình thành các quần

thể cơn trùng trên mơi trường thay đổi trong quá trình phân hủy sinh vật chết.

- Trong những mơi trường khá đồng nhất, loài thường hình thành ít quần thể.

Ngược lại, mơi trường khơng đồng nhất, loài sẽ hình thành nhiều quần thể. Xét trên phạm vi rộng người ta thấy ở vùng nhiệt đới (vùng vĩ độ thấp), nơi mà điều kiện mơi

trường khá ổn định thì lồi cĩ ít quần thể hơn so với vùng ơn đới (vĩ độ trung bình) cĩ

điều kiện mơi trường thường xuyên biến động.

Khi đi sâu nghiên cứu các quần thể tự nhiên và nhân tạo, khái niệm quần thể

cịn được mở rộng và chuyên sâu. Vì vậy cĩ nhiều khái niệm mới ra đời. Ví dụ:

+ Quần thể giao phối ngẫu nhiên – Random mating population. + Quần thể tự phối, quần thể khép kín – Intrabreeding population. + Quần thể song phối (sinh sản hữu tính) – Anphimitic population.

+ Quần thể đẳng nhĩm (các quần thể cĩ số cá thể bằng nhau) – Isodemic population.

+ Quần thể gốc, Quần thể ban đầu – Original population. + Quần thể giống gia súc – Livestock.

+ Quần thể tế bào ổn định – Static cell population.

+ Quần thể đồng gen (cĩ cùng genotip) – Isogenic population v.v… III. CẤU TRÚC CỦA QUẦN THỂ

thehung060290@gmail.com

1. Kích thước và mật độ của quần thể1.1. Kích thước quần thể

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)