Các mối tương tác âm (quan hệ đấu tranh cùng lồi)

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 50 - 51)

IV. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

2. Các mối tương tác âm (quan hệ đấu tranh cùng lồi)

Bao gồm quan hệ theo kiểu đấu tranh trực tiếp; quan hệ kí sinh – vật chủ; quan

hệ con mồi – vật dữ.

Đấu tranh trực tiếp giữa các cá thể trong quần thể xảy ra do nhiều nguyên nhân,

đặc biệt khi mật độ cá thể quá cao khơng phù hợp với nguồn sống, gây trạng thái thừa

thehung060290@gmail.com

2.1. Đối với thực vật

- Hiện tượng đặc trưng khi mật độ cao là “hiện tượng tự tỉa tự nhiên”. Khi mật độ quá cao sẽ bị thiếu dinh dưỡng, ánh sáng…khi đĩ hàng loạt cá thể bị chết sớm, đa số ở giai đoạn cịn non, mật độ quần thể giảm rõ rệt, những cá thể cịn sống sĩt sẽ cĩ

khối lượng tăng lên.

- Khi nghiên cứu về hiện tượng tự tỉa tự nhiên, Richleis (1976) đã xác định được đường cong đồ thị mối quan hệ giữa mật độ và khối lượng của quần thể, gọi là “đường cong tự tỉa thưa”. Những hiểu biết này gĩp phần cho cơ sở sinh thái học của

việc gieo trồng với mật độ thích hợp.

2.2. Đối với động vật

Hiện tượng đặc trưng khi mật độ cao là:

- Gây ơ nhiễm mơi trường sống, dẫn đến rối loạn về mặt sinh sản, giảm độ thụ

tinh, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng, tăng mức tử vong. Ví dụ: thí nghiệm

nuơi mọt bột (Tribolium confusum) trong các điều kiện mật độ và khối lượng thức ăn khác nhau.

- Gây thay đổi trạng thái sinh lí, dẫn đến làm giảm khả năng sinh sản và tăng tỉ

lệ tử vong… thơng qua các bệnh về tâm sinh lí (đặc biệt ở động vật bậc cao). Ví dụ:

gây bệnh “sốc”- bệnh tiếp xúc ở chuột đồng sẫm (Microtus agrestris).

- Gây hiện tượng ăn lẫn nhau, ăn trứng…khi mật độ cao và trong một số trường

hợp đặc biệt. Ví dụ, loài cá vược (Perca fluviatilis), khi điều kiện dinh dưỡng xấu, cá

bố mẹ bắt con cái làm mồi, bởi vì cá vược trưởng thành là cá dữ, khơng cĩ khả năng khai thác nguồn thức ăn là plankton như con non. Như vậy hiện tượng ăn con non

được thể hiện theo kiểu quan hệ “vật dữ – con mồi”, nhưng bản chất sâu xa đĩ là nhằm

duy trì phần trưởng thành của quần thể để cĩ thể tái sản suất khi điều kiện dinh dưỡng

thuận lợi được tái lập.

- Gây hiện tượng tranh dành nơi ở, nơi làm tổ trong mùa sinh sản. Tranh dành con cái của các cá thể đực. Tranh dành vùng dinh dưỡng…

* Lối sống theo kiểu quan hệ kí sinh – vật chủ ở một số lồi cá sống sâu (cá

dạng sừng) thuộc tổng họ Ceratoidei, lồi Edriolychnus schmidtii và Ceratias sp…trong điều kiện sống khĩ khăn của tầng nước khơng thể tồn tại một quần thể số

lượng lớn, xuất hiện lối sống theo kiểu quan hệ “kí sinh – vật chủ”, con đực sống kí

sinh vào con cái. Do cách sống như vậy, con đực cĩ kích thước rất nhỏ, tiêu giảm mắt,

cơ quan tiêu hĩa biến thành ống chứa dịch, miệng biến thành giác hút bám vào cơ thể

con cái để hút dịch, chỉ trừ cơ quan sinh sản là phát triển, bảo đảm đủ khả năng thụ

tinh trong mùa sinh sản. Đây cũng là một dạng thích nghi đặc biệt.

- Đấu tranh trực tiếp giữa các cá thể trong quần thể cĩ thể thấy ở nhiều loài

động vật từ bậc thấp tới bậc cao trong hệ thống phân loại. Đấu tranh trực tiếp cùng lồi thường khơng dẫn tới sự tiêu diệt lẫn nhau (khác với quan hệ đấu tranh khác loài). Đấu

tranh trực tiếp giữa các cá thể trong quần thể cĩ ý nghĩa lớn trong tiến hĩa của loài, bởi

vì đây là một cách chọn lọc tự nhiên để chọn ra những cá thể cĩ nhiều ưu thế, giúp cho

các thế hệ con sinh ra cĩ sức sống cao hơn.

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)