Thehung060290@gmail.com Người ta cũng hay dùng khái niệm “tốc độ sinh sản nguyên” hay t ốc độ tái sản

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 54 - 55)

IV. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

thehung060290@gmail.com Người ta cũng hay dùng khái niệm “tốc độ sinh sản nguyên” hay t ốc độ tái sản

xuất cơ bản (kí hiệu là Ro) chỉ tính các cá thể được sinh ra theo đầu một cá thể mẹ

trong một nhĩm tuổi nào đĩ, với: Ro = lxmx

Trong đĩ lx: mức sống sĩt riêng, tức là số cá thể trong tập hợp của một nhĩm

tuổi thuộc quần thể sống sĩt đến cuối khoảng thời gian xác định (ngày, tháng, năm…); mx: sức sinh sản riêng của nhĩm tuổi x.

1.2. Các dạng sinh sản

Mỗi loài cĩ thể cĩ một hoặc một số dạng sinh sản đặc trưng như sinh sản hữu

tính, sinh sản sinh dưỡng, sinh sản đơn tính (trinh sản), sinh sản xen kẽ thế hệ, sinh sản

lưỡng tính. Nhiều loài sinh vật (thực vật, động vật bậc thấp) cĩ các dạng sinh sản khác

nhau tùy theo điều kiện mơi trường, ví dụ trong hoàn cảnh thuận lợi trùng bánh xe (Rotatoria) và giáp xác râu chẻ (Cladocera) thực hiện sinh sản đơn tính, khi mơi trường trở nên bất lợi cho đời sống quần thể thì chúng chuyển sang dạng sinh sản hữu

tính, nhờ đĩ sức sống của thế hệ con được nâng cao do cĩ sự phối hợp gen.

Constantinov (1984) cho rằng, sự luân phiên sinh sản hữu tính sang sinh sản vơ

tính dạng điển hình của chúng (hình thức phân bào đơn giản) gặp phổ biến ở quần thể

của nhiều động vật nguyên sinh và tảo đơn bào. Hầu hết các loài động vật bậc cao đều

chọn cho mình dạng sinh sản hữu tính.

1.3. Nhịp điệu sinh sản

Sự sinh sản của các quần thể thường tập trung vào thời kì thuận lợi nhất (cả về điều kiện khí hậu, thời tiết và thức ăn…), bảo đảm cho con cái sinh ra cĩ cơ hội sống

sĩt cao và phát triển tốt nhất. điều này thể hiện rất rõ ở các quần thể sống trong vùng khắc nghiệt nhưở sa mạc, vùng cực…

Tất cả những điều kiện thuận lợi và khơng thuận lợi của mơi trường đều biến đổi theo các chu kì tự nhiên như chu kì ngày – đêm, tuần trăng và thủy triều, sự luân

phiên của mùa khí hậu… vì vậy mức sinh sản, cường độ sinh sản cao hay thấp của các

quần thể cũng diễn ra cĩ chu kì.

1.3.1. Nhịp điệu sinh sản theo chu kì ngày đêm

Thực vật và động vật khơng xương sống bậc thấp chịu sự chi phối mạnh nhất

của chu kì ngày đêm, tức là cường độ và độ dài chiếu sáng. Thực vật phân bào và tăng trưởng chủ yếu vào ban ngày. Ngược lại ở những loài động vật khơng xương sống

trong nước chủ yếu sinh sản vào ban đêm.

1.3.2. Nhịp điệu sinh sản theo pha mặt trăng và thủy triều

Mặt Trăng thay đổi cường độ chiếu sáng theo chu kì kéo theo nĩ là hiện tượng

thủy triều trên các vùng biển, tác động trực tiếp đến nhịp điệu sống và sinh sản của động vật vùng ven biển. Ví dụ:

- Lồi rươi Tylorhynchus sinensis ở ven biển Bắc Bộ thường tập trung sinh sản

vào tuần trăng khuyết của tháng 9 và tuần trăng thượng huyền của tháng 10 âm lịch

hàng năm.

- Lồi cá Leuresthes tenuisở biển California sinh sản rất nghiêm ngặt theo thủy

triều. Cá bố mẹ chọn ngày thủy triều cao nhất trong tháng, bơi theo ngọn thủy triều lên bãi cát, con đực đào hố để cho con cái đẻ trứng vào đĩ, sau khi thụ tinh chúng lấp cát

bảo vệ trứng. Phơi phát triển thành ấu trùng trong cát ấm và ẩm. Đúng vào ngày nước

triều cực đại lần 2 (sau 14 ngày) trứng nở ra theo dịng nước ra biển.

- Nhiều nghiên cứu cho rằng, sự thay đổi cĩ tính chu kì của cường độ ánh trăng trong tháng cũng gây ảnh hưởng đến sinh sản của nhiều loài động vật bậc cao. Như sự

thehung060290@gmail.com

1.3.3. Nhịp điệu sinh sản theo chu kì mùa

Vùng ơn đới, sự biến thiên của bức xạ mặt trời, kéo theo sự biến đổi ánh sáng, nhiệt độ khác biệt ở các thời điểm trong năm, tạo nên 4 mùa xuân, hạ, thu, đơng. Vì vậy cuối xuân và cả mùa hè là thời gian sinh sản của sinh vật.

Vùng nhiệt đới, bức xạ mặt trời thay đổi ít hơn theo mùa, vì vậy yếu tố chi phối

sinh sản của sinh vật khơng phải là nhiệt độ mà là lượng mưa.

Nhìn chung, tập tính sinh sản của sinh vật cĩ chu kì là một cơ chế thích nghi

sinh sản và cĩ khả năng di truyền. Vì vậy khi di chuyển khỏi vùng sống quen thuộc

những tập tính đĩ khĩ bị xĩa bỏ.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh sản của quần thể

- Mức sinh sản phụ thuộc vào hình thức sinh sản, khả năng bảo vệ của loài. Mức sinh sản phụ thuộc vào mật độ quần thể:

+ Mức sinh sản giảm khi mật độ quần thể ở mức cao. Ví dụ, voi châu Phi thành thục sinh dục ở tuổi 11 – 12 khi mật độ quần thể ở mức thấp hoặc trung bình. Nếu mật độ cao thì tới tuổi 18 voi mới trưởng thành sinh dục. Bình thường cứ 4 năm voi đẻ một

lứa, nếu mật độ cao thì 7 năm mới đẻ một lứa.

+ Mức sinh sản của quần thể dường như khơng đổi cho đến một giới hạn của

mật độ quần thể, sau đĩ sức sinh sản giảm nhanh.

+ Mức sinh sản của quần thể đạt giá trị cực đại khi mật độ quần thể ở giá trị

trung bình.

- Mức sinh sản của quần thể phụ thuộc vào số lượng cá thể con trong một lứa,

số lứa trong một năm hay mùa, số lần sinh sản trong đời cá thể, tuổi trưởng thành sinh dục, tuổi thọ, tỉ lệ giới tính, thành phần lứa tuổi tham gia sinh sản…

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)