Cấu trúc giới tính bậc III (tỉ lệ đực – cái bậc III): là tỉ số giữa đực và cái ở

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 49 - 50)

giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn này tỉ lệ đực - cái của các loài cĩ sự khác nhau.

Cấu trúc giới tính bậc III đặc biệt quan trọng vì nĩ liên quan với tập tính sinh dục và tiềm năng sinh sản.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản

- Tỉ lệ đực - cái bậc III khơng ổn định mà thay đổi ở các giai đoạn khác nhau

trong năm liên quan đến mức tử vong khơng đều của giống đực và cái. Ví dụ ở nhiều

lồi bị sát (thằn lằn, rắn), sau mùa giao phối số lượng cá thể đực bị chết nhiều, vì vậy

số lượng cá thể cái nhiều hơn đực. Sau mùa sinh sản (kết thúc đẻ trứng, nuơi con) số

lượng cá thể cái bị chết nhiều, vì vậy tỉ lệ đực - cái trở về mức ở tương đương.

- Tỉ lệ đực - cái liên quan đến tập tính sinh dục (như cách tham gia sinh sản) của

lồi, ví dụ:

+ Các lồi “đa thê” (nhiều loài gà, dê, hươu, nai…), một con đực thường giao

phối với nhiều con cái trong đàn. Vì vậy số lượng cá thể cái thường nhiều hơn đực gấp

2 – 10 lần. Nhiều loài thú như voi biển, hải cẩu…sống theo kiểu gia đình cĩ một con đực, vài con cái và bầy con. Nhiều loài cơn trùng cĩ lối sống xã hội (ong, kiến, mối…)

thì tỉ lệ đực cái cĩ sự chênh lệch rất lớn.

+ Các lồi “đa phu” (lồi cá hồi Oncorhynchus gorbucha trong họ cá hồi - Sanmonidae) một con cái tham gia đẻ trứng với khoảng 10 con đực. Như vậy trong

quần thể số lượng cá thể đực luơn luơn cao hơn cá thể cái.

+ Nhiều loài cĩ tập tính kết cặp theo kiểu “Một vợ một chồng” (chim yến, chim

cánh cụt…). Vì vậy tỉ lệ đực cái thường tương đương nhau.

- Tỉ lệ đực – cái ở một số loài cịn thay đổi bởi tác nhân nhiệt độ, độ chiếu sáng

và thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng...Ví dụ:

+ kiến nâu rừng (Formica rufa) đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC, trứng nở ra

tồn cá thể cái, trên 20oC hầu hết là cá thể đực.

+ Trong điều kiện thí nghiệm với loài giáp xác bơi nghiêng (Gammarus duebeni) với thời gian chiếu sáng dài 16 giờ, số lượng cá thể đực nhiều gấp 3 – 12 lần

thehung060290@gmail.com+ Cây Arisaema japonica, tỉ lệ cây hoa đực và cây hoa cái phụ thuộc vào lượng + Cây Arisaema japonica, tỉ lệ cây hoa đực và cây hoa cái phụ thuộc vào lượng

chất dinh dưỡng tích lũy trong củ rễ. Những củ rễ lớn phát triển thành cây cĩ hoa cái, củ rễ nhỏ phát triển thành cây cĩ hoa đực.

- Tỉ lệ đực – cái thay đổi bởi áp lực của vật dữ (kể cả sự khai thác của con

người). Ví dụ:

+ Cá sấu đen Nam Mỹ cĩ tỉ lệ đực - cái tự nhiên là 1:1. Do nhu cầu của con

người chủ yếu sử dụng da của con đực làm cho tỉ lệ đực – cái của quần thể bị thay đổi

quá mức. Để bảo đảm cho sự tồn tại của quần thể, các cá thể cái đã thực hiện điều

chỉnh tỉ lệ đực – cái của quần thể (cho các thế hệ sau) bằng nhiệt độ ấp trứng.

4.3. Ý nghĩa sinh học và thực tiễn của cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản

- Cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản cĩ ý nghĩa thích nghi, bảo đảm cho sự

sinh sản của quần thể đạt được hiệu quả cần thiết trong điều kiện mơi trường khơng ổn định. Để phù hợp với điều kiện đĩ, cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản được xác lập

một cách thích nghi, bảo đảm tỉ lệ tối ưu đối với quá trình tái sản xuất của quần thể.

- Ứng dụng sự hiểu biết về cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản của sinh vật

vào thực tiễn cĩ ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ, khai thác, đánh bắt, chăn nuơi, nuơi trồng thủy sản. Ví dụ:

+ Người ta đã loại bỏ ra khỏi đàn linh dương ở châu Phi một số lượng lớn cá

thể đực mà vẫn duy trì được số lượng đàn.

+ Để bảo vệ loài cá sấu đen Nam Mỹ, các nhà khoa học đã thu lượm trứng và

ấp nhân tạo ở nhiệt độ thích hợp để cho ra đời hàng loạt cá thể đực, sau đĩ thả chúng

trở lại quần thể.

+ Trong nghề đánh cá, nếu trong mẻ lưới cĩ tỉ lệ cá thể già chiếm ưu thế và rất

ít con non, điều đĩ cho thấy nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng. Ngược lại, nếu

trong mẻ lưới cĩ tỉ lệ cá thể già quá thấp, tỉ lệ cá thể chưa sinh sản quá cao, điều đĩ

cho thấy nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)