IV. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HĨA
1. Khái niệm và sự phân chia các loại chu trình sinh địa hĩa
1.1. Khái niệm
Chúng ta đều biết vật chất trong vũ trụ vận động khơng ngừng, Trái Đất chỉ là một thành phần vật chất của vũ trụ và vận động theo những quy luật tự nhiên của nĩ.
Khoa học đã xác định được cĩ khoảng 40 nguyên tố cĩ mặt thường xuyên tham gia thành phần chất sống của hệ sinh thái. Sự trao đổi các nguyên tố này liên tục diễn ra trong mối quan hệ tương tác của các quá trình sinh học và địa hĩa học, vì vậy chu trình vận động của các nguyên tố được gọi là chu trình sinh – địa hĩa. Từ nhận định trên, cĩ thể định nghĩa chu trình sinh địa hĩa như sau:
Chu trình sinh địa hĩa là chu trình vận động của các chất vơ cơ trong hệ sinh thái theo con đường từ ngoại cảnh chuyển vào cơ thể sinh vật; từ cơ thể sinh vật này sang cơ thể sinh vật khác; từ cơ thể sinh vật chuyển trở lại ngoại cảnh. Chu trình sinh địa hĩa các chất vơ cơ của hệ sinh thái là một trong những cơ chế cơ bản và quan trọng nhất để duy trì cân bằng sinh quyển.
1.2. Phân chia các loại chu trình sinh địa hĩa
Chu trình vật chất của bất kì nguyên tố nào cũng gồm một nguồn dự trữ với khối lượng lớn và một nguồn nhỏ linh động trao đổi nhanh giữa cơ thể sinh vật với mơi trường. Dựa vào nguồn dự trữ và dạng dự trữ các nguyên tố để chia các chu trình thành 2 nhĩm:
- Chu trình của các chất chiếm ưu thế ở dạng khí và nơi dự trữ chính là nước và khí quyển. Đại diện là chu trình của nguyên tố cacbon và nitơ và chu trình nước.
- Chu trình của các chất lắng đọng, chiếm ưu thế ở dạng các hợp chất muối vơ cơ, nơi dự trữ chính là vỏ Trái Đất hoặc trầm tích đáy. Đại diện là chu trình của các nguyên tố lưu huỳnh, photpho.