" Trí tuệ là sự nghiệp " Kinh Bát Đại Nhân Giác
Tiến hóa là một cơng dụng?luôn luôn thay đổi và tăng tiến, do trí tuệ làm động cơ.
Khế Kinh nói : " Lồi người mau tiến bộ và tiến hoá hơn cả.Thực tế cho chúng ta thấy con người rất dồi dào về tư tưởng tiến bộ và tiến hoá. Mới thời nào con người còn sống trong thời đại nguyên thủy dã man ăn lông ở lỗ, gài lá che thân, thời đại này, trải bao kinh nghiệm trong các từng lớp thời gian, đã đem lại cho xã hội một nền văn minh vật chất cực thịnh, tuy rằng trong đó vẫn cịn nhiều khuyết điểm. Chính do sự tiến hóa ấy, đã giúp cho con người được hưởng một đời sống sung sướng hơn, hình thức mới mẻ hơn, sống gần nhau hơn...
Nhưng, sự tiến hóa ấy vẫn chưa tránh khỏi được sự thiếu chân thật, khiến tự nó lại trở thành sự thối hóa trá hình, hiện thân của dục vọng, trở thành một sức phá sản ghê gớm trong sự sống, quyền sống của con người, mà sự thật đã chứng minh và đã đem lại nhiều lời than tiếc tự đáy lòng các Bác sĩ, triết học Tây phương :
_ " Nếu các nhà Bác học của thế kỷ trước chịu khó nghiên cứu tâm hồn người thì văn minh khơng có một cục diện khủng hoảng như ngày nay ". _ " Hết thảy cơn khủng hoảng trong thời cận đại đều do tinh thần không đuổi kịp vật chất trên con đường tiến bộ của nhân loại "
_ " Nguồn gốc thảm họa của chiến tranh là sự tham danh lợi quá nặng nề của nhân loại ".
Vì thế, đạo Phật ln ln tơn trọng giá trị tiến bộ và tiến hóa của con người nhưng, phải là một giá trị tiến hóa được đặt trên cơ sở hiểu biết chân chính, chính tri kiến. Có hiểu biết chân chính mới hướng dẫn hành động chân chính, có hành động chân chính mới có kết quả của sự tiến hóa chân chính vĩnh viễn được.
---o0o---
Ta là người
Nếu con người từ trước tới nay đều hiểu rằng : Ta là người . Ta là một phần tử trong xã hội loài người, cùng sinh sống trên trái đất con người, cùng có một giá trị như nhau và có sự quan hệ mật thiết với nhau về mọi mặt. Ta phải dạy bảo nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Ta đem những tư tưởng, sáng kiến của ta tạo thành những khí cụ phá rừng núi khai khẩn hầm mỏ, điền địa đem lại nền kinh tế sung túc cho xã hội. Ta chế tạo nhiều thứ tối tân để thay thế cho sức lực con người bớt sự nặng nhọc, được hưởng sự sung sướng tự do...thì, đâu cịn nạn giai cấp đấu tranh, đâu còn lao tù khổ sở, đâu cịn khí giới ngun tử, khinh khí để giết hại, khiến cho sự chết chóc, điêu linh quá sức tưởng tượng như ngày nay, mà vẫn được khốc những màu áo " dân chủ, hịa bình, tự do, hạnh phúc ? "
" Muốn bình thiên hạ hãy bình tâm địa trước đã ! "
Đó là lời cảnh cáo sâu sa cho những ai có tham vọng bất chính mà Đức Phật đã nói trong Khế kinh.
Như thế, chúng ta đã nhận chân giá trị tiến hóa của con người trong đạo Phật. Giá trị ấy khơng phải là viễn vơng, nó có trên hành động của con người biết hướng về đồn thể bằng sự lợi ích chân thật. Vậy, nơi đây chúng ta có thể nói : " Con người nào đã lìa bỏ được lịng ố nhân và giải đãi là người đó đã giải thốt và tiến bộ ".
Tóm lại, chỉ có con người mới đủ những giá trị đặc biệt như trên. Giá trị ấy căn cứ trên hành vi tạo tác tiếp nối của con người, nhưng nó khơng nghiêng về dục lạc hay đau khổ mà nó phải được như lời ơng A.Huxley nói : " Người ta xin chúng ta một điều là " trở nên người "...
Một người mà anh nên hiểu là không phải thần minh cũng không phải quỷ sứ. "
Cũng giá trị ấy, nó sẽ đem lại cho xã hội một trạng huống vui vẻ, hạnh phúc chân thật, do năng lực của con người, đã được chứng tỏ trong lời khuyên : " Thiên hạ cũng như một tấm gương phản chiếu hình ảnh của anh... thiên hạ sẽ tươi cười với anh, nếu anh tươi cười...". Và, được thế mới nêu tỏ được địa vị đạo Phật đối với con người như ông Sinett người Anh đã viết : " Đạo Phật tơn trọng tự do ý chí với tất cả chân giá trị của nó trong phạm vi hoạt động rất rộng rãi và với giới hạn chủ quyền hoàn toàn ".
---o0o---