C THỰC HÀNH TUỆ HỌC

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 98 - 99)

III CỨU CÁNH GIẢI THOÁT

C THỰC HÀNH TUỆ HỌC

" Nếu người có trí tuệ soi tỏ mọi lẽ thì dù là con mắt thịt mà chính là người thấy tỏ hết cả ".

Kinh Di Giáo

" Tuệ" là phân biệt sự , lý, lựa chọn các pháp, dứt sự nghi ngờ, chứng lý chân thật, Tuệ là khả năng khai sáng của tâm trí, quán chiếu sự vật, thể nhập và chứng ngộ chân lý. Tuệ là pháp sáng suốt của tự tâm, ln ln thường cịn và ai ai cũng sẳn có, chỉ vì mê mờ nên không tự biết, làm cho trí tuệ khơng được phát triển.

---o0o---

Phương pháp cần thiết

Trong khi thực hành tuệ học, trước hết nên y cứ nơi văn tự để xét nghĩ và hiểu rõ chính lý, rồi dùng chính lý ngăn dẹp tà niệm. Khi tà niệm đã hết chỉ cịn chính tuệ thì dùng chính tuệ soi sáng sự vật, phát triển sự thật. Đến khi chính tuệ đã thể nhập được chân lý, giác ngộ được sự thật, tính sáng suốt của tự tâm luôn luôn xuất hiện là thành bậc chính giác.

Như thế nhờ có tuệ học sẽ dứt trừ được phiền não mê lầm, biết được thực tính, thực tướng của sự vật, soi rõ tâm, cảnh là chân không và chứng ngộ được chân lý như thật.

Tóm lại, chủ đích của đạo Phật là muốn tồn thể chúng sinh giác ngộ được sự thật, sống theo sự thật, để được tự tại và giải thoát. Nhưng, muốn được thế cần phải lấy sự hành trì làm căn bản, mà ngun tắc chính của tất cả sự

hành trì là Giới, Định và Tuệ. Vậy chúng ta nên đặc biệt chú trọng vào ba mơn đó mà thực hành. Vì chỉ có sự thực hành theo đúng ngun tắc căn bản mới đưa đến mục đích giải thốt và giác ngộ của đạo Phật.

" Nếu ai ráng tu tập và trao dồi tâm trí để thốt khỏi vịng phiền não : tham, sân, si tất nhiên người ấy sẽ được hồn tồn giải thốt ".

---o0o---

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 98 - 99)