7 BIẾT NHÂN QỦA

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 41 - 43)

" Khi những điều kiện giống nhau được thực hiện ở hai khoảng thời gian khác nhau, ở hai chổ khác nhau thì những hiện tượng giống nhau lại tái phát, chỉ khác ở chỗ nó đã chuyển đi trong khơng gian và thời gian thôi ". Painlevé

" Trồng dưa được dưa, trồng mận được mận ".

Đức Phật dạy : " Bất cứ nghiệp lành hoặc nghiệp dử mà ta đã tạo, chính ta phải mang lấy trong ngày mai "

Đây là nói về định lý nhân quả, một định lý làm cho chúng ta quyết tâm theo đuổi sự nghiệp, theo đuổi cơng việc, mà nó có thể trả lời cho chúng ta biết rằng : " Có làm thì có ăn, có ngun nhân thì có kết quả ".

Nhân quả

Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động. Quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Nhân quả là một định luật tất nhiên, nêu rõ sự tương quan, tương duyên giữa nhân và quả. Phàm đã có tác động tất nhiên phải có kết quả hình thành, phản ứng nguyên nhân ấy. Như đi học thì biết chữ, cấy gió thì gặt bão v.v...

" Tất cả những hiện tượng của đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần rất hợp lý : Cái quả kết thành là do ở cái nhân. hễ ít nhân thì ít quả "

Như thế chúng ta biết rằng tất cả sự vật hiện tại đều là kết quả trực tiếp hay gián tiếp của nghiệp nhân, không phải ai sinh, không phải tự nhiên sinh, chỉ do sự tương quan, tương dun của nó mà thơi.

Mối tương quan...

Đứng về phương diện tương quan của nhân quả chúng ta thấy :

A/ Một nhân không thể sinh ra quả, mà phải được sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Như cây lúa không những chỉ do hạt lúa tạo thành mà phải có các nhân khác giúp đỡ hạt lúa mới nẩy mầm thành cây mà phát triển tồn tại.

B/ Nhân nào quả ấy, không bao giờ nhân quả mâu thuẩn nhau. Người học đàn chỉ biết đàn, chứ không thể biết vẽ. Người làm việc lợi ích, thì bao giờ cũng được kết quả tốt, chứ khơng thể có kết quả xấu.

C/ Trong nhân có quả, trong quả có nhân. Nghĩa là chính trong nhân hiện tại chúng ta thấy quả vị lai, và chính trong quả hiện tại chúng ta đã tìm được nhân quá khứ. Hạt nhãn hiện nay sẽ là cây nhãn, quả nhãn của ngày mai. Quả nhãn hiện nay là hạt nhãn của ngày đã qua.

Mối tương duyên...

Đứng về phương diện tương duyên của nhân quả, chúng ta thấy nhân quả chỉ là một chuỗi giây liên lạc từ vơ thủy tới vơ chung, nên có thể :

Tạo nhân được kết quả ngay nhất thời, như đánh tiếng chuông liền nghe thấy tiếng ngay.

Tạo nhân đời này kết quả ngay đời này. Như trồng lúa chừng 6 tháng đã có kết quả.

Tạo nhân đời trước đời này mới kết quả. tạo nhân đời này đời sau mới kết quả

Tạo nhân từ các đời trước đời này mới có kết quả. Tạo nhân đời này các đời sau mới kết quả

.Do đó chúng ta thấy nhân quả là một định lý tất nhiên. Định lý ấy cho chúng ta thấy rõ sự thật về lời nói, ý nghĩ và việc làm hàng ngày của chúng ta không thể tiêu tán theo thời gian, mà nó sẽ đáp lại một kết quả của ngày mai hoặc đau buồn hay sung sướng, hoặc đen tối hay xinh tươi, tùy theo hành nghiệp của chúng ta. Định lý ấy đã cho chúng ta thấy sự hưởng thụ dù tốt đẹp hay xấu xa của chúng ta hiện tại cũng là sự trình bày khách quan của nghiệp nhân ở quá khứ. Cho nên con người là đấng Chúa tể. Con người là tự định đoạt, tự tác thành đời sống của con người chứ khơng ai có quyền thưởng phạt. Định lý nhân quả cuả đạo Phật đem lại cho chúng ta một tin tưởng mạnh mẽ vào nơi chúng ta, khiến chúng ta không chán nãn lùi bước trước những trở lực trong công việc làm.

" Chúng ta cố gắng tạo nhân lành để hưởng quả tốt và mở rộng chân trời giải thoát để giác ngộ cho chúng sinh ".

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 41 - 43)