Cảnh sách nói : " Sinh dưỡng ta là cha mẹ, thành thân ta là thầy bạn ".
Bạn là những người giúp đỡ cho họ thành người, gián tiếp thay mình, thầy giáo dạy bảo họ. Vì bạn ln ln đi sát với họ, bình đẳng với họ có thể thẳng thắn bảo họ hay khuyên họ điều hay điều dở. Nhưng phải là bạn hiền lương, là những bạn biết ngăn điều trái cho nhau, có lịng thương mến nhau, chỉ làm lợi cho nhau và đồng lòng làm việc với nhau. Trái lại, là những bạn chỉ sợ hãi, chỉ luồn cúi ngoài mặt nhưng không thực bụng, chỉ có lời nói khéo léo nhưng ngấm ngầm sát hại, chỉ biết nịnh hót, chiều chuộng để cầu lợi và chỉ rủ rê làm điều càn bậy. Cho nên vấn đề giao bạn rất cần thiết cho học trò song, chắc chắn họ chưa đủ trí óc lựa chọn, tất nhiên thầy giáo phải có nghĩa vụ chỉ bảo cho họ một cách thẳng thắn, nhưng khéo léo, đừng làm phật ý trò khác.
đ/ Nên đem hết những chỗ mình biết dạy bảo họ
Thầy giáo nên tự nhủ : " Ta sinh ra để làm việc xã hội, ta đừng để lương tâm ta cắn rứt, ta đem hết tài năng của ta phụng sự cho bổn phận, ta cùng biểu đồng tình với tư tưởng của ơng F. Gregh :
" Mai đây tơi có thác đi người ta sẽ nói : có hề gì, nó đã sống ", để làm mục đích cho ta trong khi thi hành sự vụ. Đã tự nhủ được như thế, tất nhiên sự không tận tâm, sự tham tiếc sẽ tiêu tan, sẽ đem lại cho sự ích lợi chung cho thầy và trị. Nếu khơng được thế, không những không phải là người hiểu nghĩa vụ và khơng cịn là ân nghĩa sâu sa của thầy trị nữa.
Đối với học đường là một nơi đào luyện con người, tất nhiên trong đó nó tiềm tàng bao thắng nghĩa của con người, của xã hội. Thắng nghĩa ấy khơng địi hỏi gì ngồi sự địi hỏi về sự hiểu biết, thân ái, khôn khéo và tận tâm nơi thầy giáo. và chỉ có thế mới đem lại một giá trị như thật cho nghĩa vụ làm người đứng trong địa hạt giáo dục.
---o0o---
6.- NGHĨA VỤ HỌC TRÒ ĐỐI VỚI THẦY GIÁO
" Phàm học trò ở đời nên kính đức của Thầy, mừng điều thiện của Thầy và khơng nên có ác ý với Thầy ".
Kinh Vấn Sự Phật Cát Hung Biết ơn, trả ơn.
Người ta sinh ra đời, khơng ai có thể mặc nhận là người không học mà hiểu biết được. Đã phải học tất nhiên là phải noi theo sự chỉ dẫn và đã làm tốn bao sinh lực, tâm lực của người khác. Người ấy chúng ta thường gọi là thầy giáo.
Với sự hy sinh cao cả của Thầy giáo, người học trị khơng thể lãng quên được, phải ln ln kính cẩn và cố gắng thực hành năm điều răn trong Kinh Trường A Hàm đã chỉ rõ để đáp lại công ơn ấy nếu là người học trị hiểu nghĩa vụ của mình :