B THỰC HÀNH ĐỊNH HỌC

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 97 - 98)

III CỨU CÁNH GIẢI THOÁT

B THỰC HÀNH ĐỊNH HỌC

" Trong cõi vẳng lặng hoàn toàn của nội thức, tâm hồn được an vui thanh tịnh ".

Caufernau

" Định " là một phương pháp chú tâm vào một cảnh, không cho tâm tác động tán loạn và không cho tâm rong ruổi theo các duyên, vì rong ruổi tất sinh vọng niệm, đã có vọng niệm thời bị mê mờ. Nên tu định là cốt trừ những vọng niệm, những tư tưởng mê lầm.

Muốn được như thế điều kiện trước nhất là phải dứt bỏ các món tà niệm bằng cách đem những tư tưởng chân chính mà ngăn dẹp. Nghĩa là trong khi đi, đứng, nằm, ngồi có tà niệm khởi lên cần đem chính niệm nén dẹp ngay lại. Khi diệt được tà niệm rồi vẫn còn những niệm tưởng trong sạch loạn động luôn luôn khởi diệt lại cần phải dứt luôn những niệm tưởng ấy tâm mới được an định.

Khi giữ tâm định rồi phải ln xa cái niệm gìn giữ cho tâm định ấy tức là tự tâm an trụ khơng cịn vọng động nữa, vì nếu cịn niệm gìn giữ cho tâm định là còn vọng niệm.

Trong sự thực hành để đạt tới chỗ thành tựu, cần phải áp dụng những pháp mơn sau đây tùy theo trình độ của từng người :

a/ Pháp môn sổ tức

Tu hành phương pháp điều hòa hơi thở, rồi y theo hơi thở ra vào, khiến tâm không loạn động.

b/ Pháp môn tịnh niệm

c/ Pháp môn thiền định

Thiền là nhất tâm quán vật, định là nhất cảnh tịnh niệm. Là pháp môn dùng sự suy nghĩ mà nghiên cứu, tìm xét cho đến nhất cảnh thanh tịnh.

Định học đem lại cho tâm trí được điều hịa khỏi tán loạn, tối tăm, trí tuệ được phát triển và năng lực được phát sinh, nếu biết thực hành đúng phương pháp của nó

---o0o---

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 97 - 98)