3 BIẾT HỌC HỎ

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 34 - 36)

" Nổi khổ bị thiêu đốt trong ba đường dữ, nổi khổ của con lạc đà, con lừa phải chở nặng, nổi khổ đói khát áp bức của lồi quỷ đói chưa gọi là khổ. Si mê khơng học, khơng biết hướng đi mới gọi là khổ ".

---o0o---

Kinh Sa Di Thập Giới

Sự học hỏi rất quan hệ đến đời sống của loài người.

Đức Phật dạy : " Làm đau thương khơng gì hơn buồn. Bắn tên hại người khơng gì bằng ngu si. Khơng thể lấy sức mạnh gì trừ diệt được hai nỗi khổ ấy, chỉ có học nhiều mới có thể trừ diệt được. Người mù sẽ nhờ học mà có mắt. Người tối sẽ nhờ học mà sáng suốt. Nhờ học mới có thể chỉ đường cho mọi người. Có học như đem mắt cho người mù. Vậy, phải rời bỏ ngục ngu si, xả lòng kiêu mạn và sự an hưởng giàu có, chuộng học nghe nhiều mới gọi là nhóm họp cơng đức ".

Sự học hỏi là điều rất quan hệ của đời người. Không học, không khác chi khách hàng hải khơng có kim chỉ nam. Bao những cảnh đồi phong, bại tục, bao những nổi thương lịng sót ruột, bao những mối buồn rầu, lo lắng, đã làm đau thương đến con người, đau thương lây cho cả xã hội loài người, phần lớn đều do thiếu sự học hỏi, hay là sự học hỏi không được áp dụng vào mục đích chính đáng.

Sự học hỏi quả là sự quan hệ của đời người, thời cơng phu của nó cũng không phải là kém quan trọng.

Con người khơng phải tự nhiên mà có, tất nhiên sự học khơng phải tự nhiên mà thành và chắc chắn nó phải địi hỏi ở sự gắng cơng bền chí của chúng ta trong tất cả mọi trường hợp :

Học hỏi nơi nhà trường

Nhà trường là một nơi rèn luyện thân tâm con người. Nơi đó, có những sự tổ chức chu đáo, có những bậc sư phạm đủ tài ba, hiểu tâm lý, thay cha mẹ chúng ta để rèn đúc cho chúng ta cả về thể dục, trí dục và đức dục, ngõ hầu làm cho thân tâm chúng ta mỗi ngày một tăng tiến.

Tự mình học hỏi

Hoàn cảnh và điều kiện nhiều khi khơng cho chúng ta đạt tới mục đích mong muốn. Khơng tới mục đích, khơng phải là chúng ta thôi hẳn, mà chúng ta vẫn phải học, học bằng sách báo, học bằng việc làm, nếu chúng ta có chí hướng về sự học.

Học hỏi xã hội :

Chúng ta khơng thể suốt đời đóng vai trị học mãi, mà có ngày chúng ta phải ra đời gánh vác việc xã hội. Gánh vác việc xã hội, đứng giữa xã hội, xã hội là cả một trường học to lớn. Trong đó có đủ tất cả mọi màu sắc học hỏi, tùy ý mình lựa chọn. Lựa chọn để học, học để làm, làm để thí nghiệm sự học, học để lãnh đạo cho việc làm. Làm, cho học, học, làm làluật tắc quyết định cho sự tìm hiểu và hành động. Nghiã là : " Suốt đời chúng ta vẫn học "

Cần học tất cả

Với sự học hỏi, chúng ta phải nhìn xa trơng rộng, phải học đến nguyên lý của nó. Và, phải học tất cả theo như cổ nhân đã nói : " Thấy người hay, người giỏi ta phải cố gắng học hỏi cho bằng. Thấy người dở, người xấu, ta phải cố gắng học hỏi để xét nét tâm ta ". Nghiã là, không cứ điều hay điều dở, việc phải, việc trái, chúng ta đều phải học hỏi. học hỏi để tiến tới, học hỏi để sửa chữa, mà hậu quả là hướng về lẽ phải, về chân lý. dùng chân lý làm đuốc sáng cho công việc, cho đời sống hợp nghiã sống.

Như thế, nếu chúng ta sống một đời sống có học hỏi, dùng học hỏi làm dẫn đường, thì chúng ta lo gì khơng thành một người có đủ tư cách làm người nhập thế hay xuất thế. Chúng ta lo gì khơng biết hướng đi chân chính, khơng có thể giúp đỡ hay chỉ dẫn hướng đi cho người. Chúng ta lo gì khơng có thể

sáng suốt trước mọi vấn đề thắc mắc. Và, không thể mặc nhận được như lời Đức Thích Ca nói : " Người ta là người trượng phu, há ta không thành người trượng phu hay sao ? ".

Vậy chúng ta có thể cương quyết nhắc lại rằng : " Nhất định xả kiêu mạn, bỏ sự an hưởng giàu có, chuộng học nghe nhiều, diệt trừ ngu si, đem lại sự lợi ích cho mình và người ".

---o0o---

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 34 - 36)