12 BIẾT TRAO DỒI TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 51)

" Bồ Tát nên học rộng nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài để giáo hóa hết thảy chúng sanh được an vui, sung sướng hoàn toàn ". Kinh Bát Đại Nhân Giác

Đức Phật dạy : "Có trí tuệ thì khơng tham trược, thường tự soi sáng, tránh khỏi các lỗi lầm... Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền kiên cố chở chúng sinh khỏi biển sinh, lão, bệnh, tử, là ngọn đèn lớn soi sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết thảy tật bệnh, là chiếc búa sắc chặt gãy cây phiền não. Vậy các vị cần phải lấy sự học hỏi, sự suy nghĩ, sự tu tập mà tự tăng ích cho trí tuệ mình ".

Trí tuệ

Trí tuệ là nhận thức sáng suốt. Nghĩa là dùng chính trí nhận hiểu, phân biệt chân tướng của sự vật rõ ràng xác đáng. Không nhận giả làm chân, nhận hư làm thực. Không chấp chặt thành kiến riêng của mình. Khơng theo cổ tục di truyền vô nghĩa. Không mê theo những tà thuyết dị đoan trái chân lý.

Nói rõ hơn trí tuệ là sự hiểu biết, phân biệt những cái giả cái thực, lẽ phải, lẽ trái, không bị a dua hay cảm tình riêng biệt của cá nhân. Vì trí tuệ phải là sự kết tinh của ba yếu tố chính lý :

a/ Tìm hiểu

Tất cả cơng việc muốn đạt tới kết quả như sự mong muốn, đầu tiên phải có sự tìm tịi tỷ mỷ và phải có sự sáng suốt phân biệt cơng việc ấy trên cơ sở của lý lẽ chân chính. Như chính phủ, chính phủ vì dân, muốn cho người lao động có một đời sống bảo đảm, Chính phủ phải có sự sáng suốt tìm hiểu, xét thấy, nghe thấy những gì cần thiết trong đời sống của họ, sau đó chính phủ mới đề cập đến đạo luật lao động.

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)