" Anh hãy cương quyết chú định vào chân lý. Anh hãy lấy chân lý làm ngọn đuốc và nơi nương náu cho anh "
---o0o---
Kinh Đại Niết Bàn
Con người được nhận là người, khi nào tư cách và hành động chư pháp.
Những trang sách trên đã trình bày khái niệm về con người. Khái niệm ấy đã đem lại cho chúng ta một nhận thức rõ ràng về giá trị, địa vị của nó trong đạo Phật, mà chúng ta có thể nhắc lại : " Đạo Phật là đạo của con người ". Đã là Đạo của con người, tất nhiên phải có phương pháp để hướng dẫn con người biết cách thức làm người về phương diện nhập thế cũng như xuất thế. Trong sự hướng dẫn con người, đạo Phật không bao giờ đi xa sự thật mà luôn luôn đứng trên quy luật " hợp pháp và hợp cơ ". Nghiã là, lời nói, ý nghĩ, việc làm luôn luôn phù hợp chính pháp và thích hợp cơ dun, trình
độ, hoàn cảnh của cá nhân. Đức Phật dạy : " Con muỗi hay con voi đều được no đủ khi uống nước biển, vì nước biển chỉ thấm nhuần một hương vị : hương vị mặn của muối. Giáo lý của Ta cũng thế , dù cao hay thấp, cũng chỉ thấm nhuần một hương vị : hương vị an tịnh của giải thoát ". Với giáo lý trên đây hàm xúc ý nghiã sâu xa về phương pháp hướng dẫn con người trên cơ bản của " Chân lý " và thực hành bằng " Phương tiện ".
Song, tùy theo sự học, hiểu và hành của chúng ta mà nó sẽ đem lại cho chúng ta một sự giải thoát tương đối hay tuyệt đối trong phương pháp làm người.
Trước khi chúng ta vào trường rèn luyện theo phương pháp đạo Phật, chúng ta hãy ghi nhớ những lời Bác sĩ André Migot đã nói : " Những lời huấn giới chỉ là một phương tiện, là một trong những nguyên tố của sự tranh đấu chống khổ. Huấn giới chỉ là một nguyên tố trong những nguyên tố khác và cũng chẳng phải là một yếu tố quan hệ nhất, sau khi đã hiểu biết nó. Vậy, ta phải đặt để sự huấn giới cho đúng chỗ trong cơng việc hành trì của tồn thể, đã tác thành đời sống đạo lý theo Phật giáo, mà đời sống Đạo lý ấy có mục đích là hết ln hồi, liễu sinh tử. Và, phương tiện là diệt trừ ham muốn và vô minh ".
---o0o---