Biết tận tâm tận lực

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 86 - 87)

Bất cứ cơng việc gì có lợi ích cho quốc gia, cho quần chúng, người dân phải đem hết tài năng, sinh lực mình vào cơng việc ấy, không chút do dự, trốn tránh và chậm trễ để làm hao tổn thì giờ hay tinh thần của quốc gia. Vì " Bỏ một ngày đi tới vinh quang tức là bỏ một ngày đi tới hạnh phúc".

Người dân phải nhận lấy cơng việc quốc gia là cơng việc của mình. Quốc gia hưng thịnh hay suy vong người dân sẽ chịu ảnh hưởng sung sướng hay nô lệ. Sung sướng hay nơ lệ khơng địi hỏi gì ngồi sự tận tâm, đồn kết hay trốn tránh, chia rẽ ngay tại bản thân người dân. " Anh được tự do sống hay là để sự sống lôi cuốn anh "

Như thế nghĩa vụ người công dân, công chức và thường dân đối với quốc gia rất quan trọng, quan trọng vì sự sống cịn, sự vinh quang của dòng máu truyền thống trên giải đất hữu định. Vậy chúng ta hãy nghiêng mình kính cẩn đảm nhận lấy nghĩa vụ ấy.

" Biết đoàn kết, biết ăn ở hoà hảo cùng nhau và thường hội họp nhau lại để lo bàn việc nước thì khơng sợ gì sẽ bại vong mà nhất định sẽ được cường thịnh, phong phú thêm lên "

Kinh Trường A Hàm.

---o0o---

11.- NGHĨA VỤ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI XÃ HỘI

" Kẻ nào không quan tâm tới người khác kẻ ấy sẽ gặp nhiều sự khó khăn và cịn là người có hại nhất cho xã hội ".

Adler

Xã hội

Xã hội là một tổ hợp bởi nhiều phần tử có liên hệ về sự sinh hoạt. Trong sự sống còn của loài người được sung sướng hay đau khổ là phản ảnh của xã hội thịnh đạt hay suy vong là hiện thân của con người tinh tấn hay biếng nhác, hiểu biết hay ngu si. Cho nên nghĩa vụ con người đối với xã hội không phải là khơng cần thiết.

Khế Kinh nói : " Ta khơng cần phúc báo nào cả đến phúc báo được tái sinh ở một nơi cõi Cực lạc. Nhưng ta tìm tịi sự lơi?lạc cho lồi người, ta tìm cách làm cho những kẻ lạc đường biết quay trở lại, soi đường cho những kẻ sống tối tăm và lầm lỗi, làm cho đời hết mọi phiền não và đau thương ".

Muốn làm cho đời hết mọi phiền não và đau thương cần phải chứng nhập chân lý của sự vật, dùng chân lý hướng dẫn chúng sinh như trong Kinh Độ Thế nói : " Nắm ngọn đuốc pháp chiếu khắp mười phương, phá tan đen tối, làm cho ai nấy đều được bước lên đường quang minh của Phật ".

Tiến tới đường quang minh của Phật không phải xa xôi mà tự ngay nơi vững tin, gắng làm và phát nguyện của chúng ta biết hướng về, toàn thể Kinh Hoa Nghiêm nói : " Bồ Tát có phúc đức lớn, có tâm rộng rãi, có chính niệm qn sát nên khơng thối thác cơng việc độ sinh mà Bồ Tát thường vì sự lợi ích cho tất cả chúng sinh siêng tu phép lành và chưa từng lầm khởi những ý niệm bỏ chúng sinh... Dùng giáp trụ đại nguyện của Bồ Tát để trang nghiêm, cứu độ chúng sinh nên Bồ Tát luôn luôn tiến tới chứ không lui chuyển ... " Căn cứ vào giá trị trên đây đã đem lại cho chúng ta một đường đi rõ ràng trong sự thực hiện nghĩa vụ của chúng ta giữa xã hội ;

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 86 - 87)