5 BIẾT LẬP NGHIỆP

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 38 - 39)

" Trước phải tập nghề nghiệp sau mới được của cải ".

Kinh Thiện Sinh

Xây dựng đời sống chân chính

Đức Phật dạy : " Trước hết phải học nghề nghiệp, phương tiện để gom góp của cải. Sau khi có của, nên chia làm bốn phần : một phần mình tiêu dùng, hai phần để làm ăn, cịn một phần cất đi để giúp đỡ mình và người khi nghèo thiếu ".

Có thân phải có sống. Có sống phải có vật giúp cho sự sống, tức là phải có nghề nghiệp để tạo ra vật ấy, mặc dầu sự tạo ấy do trí thức hay lao lực. Nói rõ hơn chúng ta phải có một nghề nghiệp để lập thân, để bảo vệ sự sống và truyền tiếp sự sống trên cơ sở chân chính.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh

Thật thế nghề nghiệp không từ chối chúng ta, chỉ sợ chúng ta từ chối nghề nghiệp. Nghề nghiệp là một công phu rèn luyện chạy dài từ thời gian này đến thời gian khác và phải dốc bao tinh thần, năng lực vào đó. Nghề nghiệp chỉ là một lẽ đương nhiên, không phân biệt sang trọng hay đê hèn, mà chỉ bao hàm trong ý nghĩa " sống " tuỳ theo sở thích của chúng ta. Và, hẳn có một hậu quả tương đương với năng lực và sở thích ấy.

Trước khi lập thân, điều kiện cần yếu của chúng ta là phải có một hay nhiều nghề nghiệp tinh thạo trong các ngành như : công chức, canh nông, thương mại, công nghệ, kỹ nghệ v.v...

Do nghề nghiệp ấy, chúng ta có những nguồn lợi tức dồi dào và chân chính để gây dựng thành gia nghiệp có tổ chức. Một gia nghiệp biết xử sự và phân phối hợp lý. Nghĩa là nguồn lợi tức ấy được đặt để đúng chỗ, không quá xa xỉ hay tiết kiệm và thường biết hướng về sự lợi ích cho mình, sự lợi ích

chung cho người khi túng thiếu. " Nếu có thể làm giàu được bằng cách lương thiện, hợp đạo thì chúng ta cũng nên làm giàu "

Như thế vấn đề lập nghiệp đạo Phật dạy chúng ta rất tinh tế. Đạo Phật dạy chúngta " Có thể bn bán làm nghề ni sống, nhưng phải đong đầy, đo đủ, không được dối người ". Và, " Nếu làm Thầy thuốc phải làm có hiệu nghiệm, pháp thuật cịn kém thì khơng nên đem ra dùng ". Được thế nó sẽ đem lại cho chúng ta sống một đời an vui vĩnh viễn. Nó đem lại cho chúng ta một tinh thần tự chủ, một tinh thần tổ chức, một tinh thần thân ái với tất cả. Nhưng trước khi bắt tay vào công việc, Kinh Trường A Hàm cũng không quên nhắc nhở và mong mỏi ở nơi chúng ta: " Ni mạng mình bằng cách chính đáng ".

---o0o---

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 38 - 39)