1 BIẾT ĐỊNH TÂM

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 30 - 32)

" Muốn tìm ngọc châu thì phải đợi sóng lặng. Nước động thì rất khó tìm. Nước định trong lặng thì tâm châu tự hiện ".

Tọa Thiền Nghi Hạnh phúc đâu xa ?

Kinh Pháp Cú nói : " Khơng lửa nào có thể ví được lửa của tham dục. Khơng ngục tù nào có thể ví được với ngục tù của ốn hờn. Khơng mối ràng buộc nào có thể ví được với sự rối loạn của tâm trí. Khơng đau khổ nào giống như sự đau khổ của loài người. Nhưng chẳng có hạnh phúc nào lớn bằng sự an định của tâm trí ".

Đã nhiều đau khổ... !

Cả một quảng đời sống của con người dù ngắn hay dài, dù sang hay hèn, dù giàu hay nghèo đã được diễn tả đầy đủ trong đoạn giáo lý trên, mà chúng ta không thể chối cãi được hay cho là tiêu cực, nếu chúng ta có con mắt nhìn đời một cách tinh tế.

... Không phải đâu xa, chúng ta thử nhìn vào những trang báo hằng ngày, cũng đủ cho chúng ta ý thức rõ ràng : đâu là người buông thả trái tim, lạc

lõng trên đường tìm hạnh phúc, mà kết quả đã đem lại cho họ thất vọng ngẩn ngơ, chôn vùi kiếp sống, hy sinh danh giá hay là giam mình nơi ngục thất. Đâu là người tủi phận, hờn duyên, không gặp thời, hay suy yếu, đã hất hủi cuộc đời. Đâu là người ham chức trọng, tiền nhiều làm điều phi pháp. đâu là người hằn thù gây oan, giá họa v.v...

Trong lúc đó, dù là người chủ động hay bị động, thắng hay bại cũng không kém phần đau khổ do lương tâm cắn dứt hay thân thể đau đớn. Vậy chúng ta có thể trả lời cho nguyên nhân phát sinh ra cảnh tượng ấy, chỉ do một chữ " muốn " mà thôi. " Đời ta có hạn, lịng muốn vơ cùng. Lấy có hạn mà tùy theo vô cùng nguy hại thay ! " Khổng Tử.

Nổi khổ ở đời không sao kể siết được. Không thể dùng lửa, ngục tù hay ràng buộc mà sánh ví được trong khi đau khổ và biết đau khổ. Đau khổ là hiện thân của tham, sân, si làm cho con người phải lưu lạc sinh tử, làm cho bức tranh đời hiện thực thường bị hoen ố. Mà những nổi khổ ấy chúng ta có thể tóm tắt dưới đây theo quan niệm Đạo Phật :

1/ Sinh mệnh, sinh hoạt là khổ. 2/ Ốm đau, xấu xa là khổ. 3/ Già yếu, suy kém là khổ. 4/ Chết chóc, tiêu hoại là khổ. 5/ Ân ái biệt ly là khổ.

6/ Cầu không toại ý là khổ. 7/ Oán hận gặp gỡ là khổ. 8/ Chiều theo dục vọng là khổ.

---o0o---

Im lặng là vàng bạc

Muốn ngừng bớt đau khổ chúng ta hãy gò cương dục vọng lại, nhận chân giá trị, địa vị và hồn cảnh mình trong phạm vi tự do. Chúng ta hãy yên tĩnh mỗi ngày vài lần, trong vài mươi phút khi ban sáng và chiều tối để xét

lại những việc chúng ta đã làm xem phải hay trái. Trái, chúng ta cương quyết sửa đổi. Phải, chúng ta cố gắng làm với một chương trình cụ thể của ngày mai. Trong ngày mai chúng ta lại phải luôn luôn nhắc nhở tới nó, biết hướng nó theo chân lý, mặc dầu trong khi thực hành, chúng ta gặp nhiều trở lực hay thiệt thịi đơi chút. Cứ thế, cứ thế mãi, làm sao cho tâm trí chúng ta khơng tán loạn, không theo đà dục vọng, tự nhiên chúng ta thấy bớt đau khổ. Như chúng ta đứng vào địa vị người chăn trâu, mà chúng ta không đủ nghị lực để rèn luyện con trâu của chúng ta trong khn khổ ăn cỏ, thì nó sẽ là vật phá hại đồng ruộng. Trái lại, khi chúng ta biết rèn luyện nó, khiến nó biết phân biệt lúa và cỏ có hại và có lợi cho mình, cho người thế nào, thì khi ấy, dầu chúng ta khơng chăn dắt, nó cũng khơng dám vượt ra ngồi khn khổ, vì nó đã thuần thục.

Như thế, chúng ta biết rằng đau khổ khơng ngồi con người mà nó chỉ do tâm trí chúng ta hòa theo tiếng gọi của ham muốn. Ham muốn khơng bao giờ tới đích, khơng bao giờ toại ý. Khơng tới đích, khơng toại ý, phản chiếu lại thành đau khổ cho thân tâm. Chỉ có định tâm mới có thể đem lại cho chúng ta một hạnh phúc chân thật, vì biết theo đúng nghĩa sống của mình và của người. Cho nên ông Kempis cũng phải công nhận rằng : " Kẻ làm chủ được tâm hồn mình quý hơn kẻ thâu thành cướp lũy "

" Thu nhiếp được tâm thì tâm định. Tâm định thì rõ biết các Pháp ". Kinh Di Giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 30 - 32)