Nên vì con cái mà tìm chỗ kết hơn cho xứng đáng

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 65 - 68)

Sinh tồn là truyền thống đương nhiên của con người. Con cái khi tuổi xuân đến độ, tất nhiên phải đòi hỏi ở nơi cha mẹ về vấn đề thành lập gia thất, trừ những người muốn thốt ly nó. Trong trường hợp ấy cha mẹ không thể yên nhiên phó mặc cho đời son trẻ. Cha mẹ phải ra cơng dị xét tâm lý con cái, phải tìm hiểu hồn cảnh và cá tính của trai, gái nào có thể xứng đáng sánh đôi, đem lại hạnh phúc lâu dài cho chúng. Và sau khi bên đã ý hợp tâm đầu bằng sự hiểu biết chân thật chứ không phải là sự cám dỗ, mù quáng, áp bức, cha mẹ mới tùy theo hoàn cảnh, phong tục mà thành lập hôn lễ.

đ/ Nên tùy thời cung cấp cho những sự cần dùng

Trong khi con cịn thơ ấu hay lúc hồn cảnh và sức lực của cha mẹ cịn có thể cung cấp được cha mẹ khơng nên tiếc con cái về những món ăn, áo mặc, thuốc men, giấy bút, vật dụng, chi tiêu. Nghĩa là tất cả những thứ gì, những vật gì đem lại sự sống còn, sự hiểu biết của con cái thì cha mẹ cần phải bố thí cho chúng để chúng có điều kiện lớn khơn và tiến tới.

Như thế khơng những cha mẹ có cơng sinh dục, lại phải có cơng tác thành cho con cái. Trong sự tác thành, không phải dễ dàng mà phải bao cơng phu bền bỉ, bao nổi lịng chân thật, bao chí khí cương quyết, bao nhận định sáng suốt, bao năng lực dồi dào mới đem lại sự an ổn và khơng lo sợ về con cái. Nhưng chỉ có vậy, mới xứng đáng là cha mẹ của con cái.

---o0o---

2.- NGHĨA VỤ CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ

" Điều thiện tối cao khơng gì hơn hiếu. Điều ác nhất khơng gì hơn bất hiếu " Kinh Nhẫn Nhục

Công ơn sinh dưỡng

Con người đã có thân, tất nhiên phải có cha mẹ. Có cha mẹ tất nhiên con phải biết báo đáp công ơn cha mẹ.

Đời nay có người tự cho mình là văn minh nên tự bình phẩm : " Cha mẹ khơng có ơn gì đối với con cả chỉ vì muốn thỏa mãn sự địi hỏi của một chút dục tình mà chẳng may sinh ra con, nay nuôi nấng chịu cực khổ vì con là phải lắm ! "

Đành rằng đã sinh làm người, mấy ai lại khỏi có dục tình nên mới lập gia đình, mới sinh con đẻ cái, mới tác thành con người. Nhưng cha mẹ một khi sinh con, khơng có một cha mẹ nào lại không hi sinh cho con và vui lịng chịu cực khổ vì con. Những cha mẹ chịu chết vì con thì nhiều, những người con chịu chết vì cha mẹ thì hiếm ! Như thế sao dám tính tốn, đo lường ân cao nghĩa trọng của cha mẹ.

Lời Kinh dẫn chứng

Để chứng minh cho ân đức ấy chúng ta hãy đọc những đoạn Kinh sau này, hãy thành kính nghiêng mình trước hình ảnh hai bậc ân nhân cao dày của những người biết vinh dự được làm con : " Cha mẹ đối với con ân đức cao nặng sâu dày : ân đức sản sinh, đem từ tâm cho con bú mớm, ân đức tắm giặt, nuôi nấng trưởng thành, ân đức cung cấp các món cần dùng, ân đức chỉ dạy cách sống ở đời. Cha mẹ luôn luôn muốn con khỏi khổ được vui. Không bao giờ xao lãng việc nhớ con, thương con, sự thương nhớ ấy như bóng theo hình ‘.

Kinh Bổn Sự

Non Thái ơn cha mới sánh tầy ! Biển sâu là đức mẹ hiền nay ! Dù trong một kiếp ta lưu lại, Nói đến cơng kia khó hết rầy ! Kinh Tâm Địa Quán

Và đây là công ơn mẹ hiền khi sinh sản : Mẹ hiền khi thụ thai con

Cưu mang vất vả luôn luôn trong người, Màng đâu năm dục trên đời,

Đồ ăn thức uống tùy thời tiếp nuôi, Ngày đêm canh cánh ngậm ngùi,

Cảm thương... đi đứng nằm ngồi héo hon. Đến thời trọn tháng sinh con,

Tựa gươm dao cắt ruột gan tơi bời, Mê mang bất tỉnh sự đời,

Khắp mình đau đớn, suốt người đớn đau, Hoặc lâm sản, bị mình nào ?

Thân tình quyến thuộc âu sầu phân chia. Vì con mẹ chịu khổ kia !

Thân lành mạnh không hề chi,

Như người được của cịn gì vui hơn ! Thấy con dung mạo phi thường,

Nhìn con... thương nhớ, nhớ thương khơn rời. Cho hay mẫu tử tình đời !

Chắt chiu trước ngực không ngơi mẹ hiền. Cam lồ suối sữa chảy liền,

Kịp thời cung dưỡng không phiền thiếu khan. Niệm từ sâu rộng muôn vàn !

Công cao cúc dục khôn bàn tới nơi ! "

Kinh Tâm Địa Quán

Với ân đức ấy khơng sao kể xiết được. Nhưng có một điều là chúng ta phải làm thế nào báo đáp được ân đức ấy, nếu chúng ta đứng vào địa vị là người con có hiếu ? Kinh Trường A Hàm nói : " Làm con kính thờ cha mẹ có năm điều :

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)