8 BIẾT TRI TÚC

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 43 - 44)

" Ta thà giữ đạo chịu nghèo hèn mà chết chứ không chịu vô đạo được giàu sang mà sống "

---o0o---

Kinh Lục độ Tập

Người ta biết an phận là sung sướng

Kinh Di Giáo nói : " Muốn khỏi khổ não, nên quán tưởng " tri túc " ( biết đủ ). Phép " tri túc " là chổ an ổn của sự giàu sang, sung sướng. Người " tri túc " nằm trên đất cũng thấy sung sướng. Người không " tri túc " ở cõi Thiên Đường cũng không vừa ý. Người " tri túc " tuy nghèo mà giàu. Người không " tri túc " tuy giàu mà nghèo. Người không " tri túc " thường bị năm món dục vọng sai xử, khiến người "tri túc ‘ thường thương xót tới.

Ham muốn của con người

Lòng ham muốn của con người không biết đâu là cùng tận, khơng có một quy phạm nào làm ranh giới cho nó : " Nấc thang hoạn lộ chưa thể dừng nghỉ khi người cơng chức chân cịn bước, tay còn dài, tuy rằng họ biết là năng lực không đủ hay nguy hiểm. tấm biển thương trường chưa thể nhạt màu khi người bn bán thế cịn to, mưu cịn giỏi, mặc dù họ biết tài sản quá thừa và giả dối. đại điền chủ chưa nới tay thu nhận văn tự, tính lợi hoa màu, bớt sén lương soạn, nhân cơng, khi mà gia đình họ đã thừa sung sướng, chung quanh bao kho thóc đã mục nát. đại xí nghiệp chưa thơi đi tìm tịi ngun liệu, hùn vốn cơng ty, bóc lột thặng dư giá trị khi mà gia nghiệp họ quá sức giàu sang, ngổn ngang những hàng hóa sẽ đổ đi. Ái tình, sắc đẹp chưa thể thoả mãn dục vọng khi cặp mắt của con người nhìn xa ngồi bản vị ..."

Nghĩa là dục vọng của con người khơng có một bờ bến nào đúng như lời Ngài Mạnh Tử đã nói : " Nếu tính tới lợi trước mà xét tới nghĩa sau, thì lợi ấy chưa chiếm được hết chưa chán ".

Như thế muốn cứu vãn lại hồn cảnh ấy chỉ cịn một giải pháp " tri túc " là có thể dừng chân dục vọng, đem lại sự thăng bằng cho nhân loại

Tri túc là sẳn sàng thực hành theo với địa vị và hồn cảnh của mình. Giàu và sang ai chả muốn, lẽ không nên được mà được, không ham. Nghèo và hèn ai chả chán, lẻ không đáng chịu mà phải chịu, cũng đành".

_ Với phương pháp ấy, có phải làm ngừng trệ sự tiến hóa của con người khơng? Khơng, vẫn tiến, tiến mạnh và tiến tới thành cơng. Vì muốn tiến bộ, con người phải cần có sức lực và tinh thần. Sức lực và tinh thần của con người nếu đem cung cấp cho dục vọng trong trường hợp lạc quan chỉ là phá sản và trụy lạc. Nếu đem cung cấp cho thất vọng trong trường hợp bi quan chỉ là chán nản và tuyệt mệnh. Trái lại con người tri túc biết theo địa vị và hồn cảnh mình thì khơng vui, khơng buồn, tất nhiên sức lực, tinh thần vẫn được mạnh mẽ. Sức lực, tinh thần mạnh mẽ, sự tiến bộ sẽ tiệm phát và quyết tới kết quả mỹ mãn không thể nào chối cãi được.

Cho nên tri túc là phương thế tiến thủ chứ khơng phải để chờ đón lấy thất bại trong im lặng. " Lùi để tiến " phải chăng là chiến lược, chiến thuật của nhà quân sự vẫn áp dụng theo phương pháp ấy, mà chúng ta thường được nghe nói.

Vậy tri túc là một đường lối dạy cho con người biết phương pháp làm người và muốn thành công rực rỡ trên trường đời. Tri túc đã biết, đã làm, thân tâm sẽ được bình tĩnh trước mọi hồn cảnh. Tri túc không phải là mồi thơm ngon để cho mọi vật cám dỗ. Người tri túc không phải là người ngây ngô, để nhiều ngã đường làm mù quáng, trái lại là người rất mạnh mẽ, đủ làm chủ được mình, hướng dẫn được người trên con đường về tươi sáng.

Tri túc đủ mãnh lực bảo vệ một đời sống thanh cao và an lạc. ---o0o---

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 43 - 44)