"... Đức nhẫn nhục khơng cái gì có thể sánh bằng được. Người tu hạnh nhẫn nhục đáng gọi là đại lực sĩ ... "
Kinh Di Giáo
Chúng ta nên mặc áo giáp nhẫn nhục cương quyết trừ quân giặc phiền não. Hoàn cảnh xã hội có nhiều sự phức tạp. Tự thân con người có nhiều sự éo le. đâu là hoàn cảnh quá lạc quan. Đâu là nội tâm bị kích động, ngoại thân bị ngặt nghèo. Với trạng huống ấy, đạo Phật gán cho nó cái danh hiệu là " giặc phiền não ". Đã là giặc, chắc chắn không một giờ, phút nào, một địa vị nào, một hồn cảnh nào nó khơng len lỏi phá hoại. Nó phá hoại trong tâm trí, phá
hoại ngồi cơ thể. Mà sức phá hoại ấy, là sức lực tiềm tàng ít người lưu ý tới.
Vậy, chúng ta phải đặt chúng ta vào địa vị người chiến sĩ. Người chiến sĩ có đủ nghị lực, mặc áo giáp nhẫn nhục, cầm thanh gươm trí tuệ, cưỡi con ngựa tinh tiến, xơng ra trận tuyến, chiến đấu với địch thủ phiền não. Chiến đấu để sống còn. Chiến đấu để bảo vệ danh mệnh. Chiến đấu cho đạo đức vơ thượng. Chiến đấu cho mục đích cao cả. Chiến đấu cho giác ngộ, giải thoát. Thực tế đã cho chúng ta thấy : quá lạc quan mà khơng nhờ có sức nhẫn nhục hỗ trợ, dễ đưa ta xuống hố trụy lạc. Quá bi quan mà khơng nhờ có sức nhẫn nhục, cũng dễ đưa ta vào nơi tuyệt mệnh. Cho nên, nhẫn nhục là một phương pháp được tôn trọng và thực hành trước nhất đối với người hành đạo hay người làm việc đời.
Có nhẫn nhục mới có thể thành cơng. Nhẫn nhục khơng phải là một món ăn khó tiêu hóa, một kỹ thuật khó thực hiện, theo như nhiều người tưởng tượng. Trái lại, theo quan niệm đạo Phật, nó chỉ là một bài học kinh nghiệm, giúp cho ta muốn nên người và thành công.
---o0o---
Thất bại là mẹ thành công
Đây, luận Bảo Vương Tam Muội đã nhắc nhở chúng ta : " Thân không cầu không bệnh, thân khơng bệnh thì tham dục dễ sinh. Đời khơng cầu khơng nạn, đời khơng nạn thì kiêu mạn, xa hoa liền khởi. Nghiên cứu về tâm, khơng cầu khơng chướng, tâm khơng chướng thì chỗ học dễ vượt bực, sai đường. Lập hạnh không cầu không ma chướng, hạnh khơng ma chướng, thì thệ nguyện khơng kiên cố. Làm việc khơng cầu dễ thành, việc dễ thành thì trí hay kiêu mạn. Giao thiệp khơng cầu lợi mình, lợi mình thì hại đến đạo nghiã. Đối với người không cầu chiều chuộng, người chiều chuộng thì dễ sinh kiêu căng. Thi ân không cầu trả báo, cầu trả báo thì ý có mưu tính. Thấy lợi khơng cầu được lợi, cầu lợi thì si tâm rung động. Bị ức hiếp không cầu than ốn, cầu than ốn thì ốn hận càng tăng. Vậy nên các bậc Thánh nhân giáo hóa : Lấy hoạn nạn làm thú tiêu dao. Lấy chướng ngại làm giải thoát. Lấy quần ma làm bạn Pháp. Lấy hoạn nạn làm thành tựu. Lấy tệ giao làm tư lương. Lấy người trái ý làm giao du. Lấy thi ân làm đồ bỏ. Lấy lợi ích làm giàu sang. Lấy uất ức làm hạnh môn. Như thế, ở trong ngại trở lại thông, cầu thông trở lại ngại ".
Tất cả những giáo lý trên đây đã vạch rõ con đường cho chúng ta, chúng ta nên đảm nhận lấy giá trị ấy. Chúng ta nên cố gắng thực hành, để xứng đáng với lời khen tặng của ông Kempis : " Kẻ biết nhẫn nhục quý hơn dũng sĩ ". Và, chúng ta quyết giành lấy thắng lợi về chúng ta, để chứng tỏ " kiên nhẫn là vạn năng " như tục ngữ Ai Cập nói.
---o0o---