" Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người ấy được tiến hóa trong giáo Pháp của Như Lai ".
Kinh Trường A Hàm
Người ta ở đời cần biết sửa đổi lỗi lầm, nếu khi nào nhận thấy nó phát khởi tại nơi mình. Vì " Người có lỗi khơng biết sửa đổi, diệt trừ tự nơi tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng ".
Kinh Pháp Cú thí dụ nói : " Khơng nên trách người chỉ tự xét mình. Nếu ai biết được cách này thì vĩnh viễn khơng tai hoạn ".
Đó là phương pháp sửa đổi lỗi lầm ngay tự bản thân con người do ý nghĩ, lời nói hay việc làm tạo nên. Đã có thân tất có đau khổ, có hình thể tất có phiền lụy
Người ta nếu chưa phải là bậc Thánh triết khó có người tránh khỏi lỗi lầm . Trên đường hoạt động để tìm lấy lẽ sống cho cuộc sống, chúng ta khơng thể phủ nhận là lỗi lầm khơng có ở nơi chúng ta : " Một bước vơ tình đã làm hại sinh mệnh con sâu, con kiến. Một cử chỉ bất lịch sự khi bố thí cho đồng bào nghèo một đồng xu. Một sự vô tâm đã làm phật ý bao người thân thích hay tơi tớ chung quanh. Một sự du đãng đã làm hại cho thân thể mình và thanh danh của gia đình, quốc gia, xã hội. Một sự đảng trí, lười biếng đã khiến cho cơng việc khơng chu đáo, nhanh chóng và thiếu trật tự. Một lòng ham chút vật của người khác để làm lợi cho mình, làm thiệt cho người v.v... đều có thể gọi là lỗi cả. Vì mình đã làm thương tổn đến người hay không làm trọn nghĩa vụ là một người trong xã hội loài người ".
Biết sửa đổi sẽ trong sạch
Chúng ta biết rằng không ai tránh khỏi lỗi lầm, nhưng chỉ có hoặc nhiều hay ít mà thơi. Có lỗi lầm chúng ta nên quyết tâm sửa đổi, tất nhiên sẽ được trong sạch. Lỗi lầm không khác chi tấm gương bị bụi phủ, một khi chúng ta biết lau chùi, nó sẽ hồn lại trong sáng như xưa. Lỗi lầm cũng như căn nhà đen tối, nếu một bó đuốc đem tới, bao nhiêu đen tối sẽ nhất thời tan biến. Lỗi lầm cũng như thân thể nhơ cáu, một khi tắm gội thân thể sẽ sạch sẽ. Đó là một tỉ dụ để chúng ta nhận rõ sự thực của sửa đổi. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng theo quan niệm đạo Phật thì sự sửa đổi ấy phải được đặt trên tấm lòng thành thực giải bày không tái phạm và tự mình sửa đổi lỗi của mình chứ khơng thể nhờ vào một quyền phép nào.
Như thế chúng ta khơng cịn ngạc nhiên, thắc mắc về sự lỗi lầm hay sửa đổi. Đã không thắc mắc, chúng ta nên hăng hái xét nét lỗi lầm của chúng ta và để sửa đổi nó. Chúng ta khơng nên dị xét lỗi lầm của người, chỉ phí thời giờ và sinh mâu thuẩn, nếu là người chưa hiểu biết và khơng có lịng giác tha.
Chúng ta không nhớ lời Ngài Khổng Tử đã nói : " Khi bậc cửa nhà ta cịn nhơ, thì ta đừng chê nóc nhà bên tại sao đầy tuyết ".
Chúng ta đã nhận thấy sửa đổi là việc rất cần thiết cho chúng ta muốn nên người và thành cơng thì chúng ta nên nghiền ngẫm thực hành nó trên tất cả mọi việc, trong tất cả mọi thời, tất nhiên chúng ta sẽ thấy nó trở lại với chúng ta một kết quả khả quan:
a/ Công việc được chu đáo và tăng tiến hơn b/ Hành vi không bị sa vào lầm lỡ.
c/ Phẩm giá con người được nâng cao. d/ Tâm trí được sáng suốt.
e/ Thân thể được nhẹ nhàng. f/ Hậu quả được tốt đẹp
" Biết sửa đổi là biết hướng về tiến bộ ". ---o0o---