11 BIẾT ĐẠO TỪ BI, BÌNH ĐẲNG

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 48 - 51)

" Thật vậy, chúng ta sống an lạc mạnh khoẻ giữa đám người đau khổ... Thật vậy, chúng ta sống an lạc, khơng ốn hận với những kẻ ốn hận... "

G.Lounsbery

Đạo Phật với chúng sinh

Đức Phật dạy : " Tôi thấy rõ chúng sinh luân hồi trong sáu ngã, đều thay thế nhau làm cha mẹ, thân thích, quyến thuộc, nỡ nào lại sát hại lẫn nhau"

" Các đức Như Lai đều thấy : " Hết thảy chúng sanh trong pháp giới đều đầy đủ trí tuệ, đức tướng Như Lai, chỉ vì ngu si, mê hoặc, nên khơng tự biết. Tôi nay sẽ chỉ cho con đường chính, khiến con người dứt sạch các món vọng tưởng, chấp trược, tự chứng được trí tuệ rộng lớn của Như Lai, bình đẳng với chư Phật không sai khác ".

Đây là cả một tôn chỉ mục đích của đạo Phật, đây là cả một chương trình làm người, hướng về lễ nghĩa, tâm đức và nhân đạo.

Dưới con mắt giác ngộ của đức Phật, Ngài nhận thấy tất cả chúng sinh, loài người cũng là một trong đó đều bình đẳng về trí tuệ, đức tướng vàđều là người thân thích với nhau. Đã là bình đẳng, là thân thích tất nhiên khơng bao giờ phân chia hay sát hại nhau, trái lại phải thương yêu, giúp đỡ nhau nếu là người hiểu biết. Người hiểu biết, một cử chỉ, một hành động đều hướng về từ bi, bình đẳng và khơng xa " từ bi bình đẳng "

" Từ " là hiền lành, là cho vui. " Bi " là thương xót, là cứu khổ. Cho vui, cứu khổ là một hành động quả cảm, mong đem lại lợi ích cho người, cho vật mà quên những lợi ích nhỏ nhen riêng mình. Người vui cũng như mình vui, người khổ cũng như mình khổ. Thấy người khổ ta tìm đủ phương tiện giúp đỡ họ bằng của cải, bằng lời hay lẻ phải, bằng sự an ủi hay sự hy sinh trong tinh thần vô tư và vô úy. Thấy người vui ta tán dương, khuyên cố gắng và khuyên đem sự vui đó hướng về lợi ích chung.

Bình đẳng

" Bình " là quân bình. " Đẳng " là tề đẳng. Tất cả đều ngang bằng như nhau khơng hơn khơng kém.

Lồi người cũng như các sinh vật khác, cũng do nhân duyên phát sinh, cũng đủ cơ quan sinh hoạt, cũng ưa sống sợ chết... có chi là khác nhau. Khác nhau ở học vấn, địa vị, giai cấp chăng ?

_ Học vấn, điạ vị, giai cấp chỉ là điều kiện, hoàn cảnh hay nhân quả tạo thành chứ khơng thể khác nhau ở lẽ sống. Vì máu ai cũng đỏ và mặn. Nhất là lẽ sống thì sự kiện ấy chỉ là sự phân công rõ rệt trong đời sống xã hội. Nếu khơng có người làm ruộng, lấy thóc đâu ni người cơng chức. Nếu khơng có người cơng chức thì sự an ninh đâu đem lại cho người làm ruộng. Nghĩa là " Tất cả đều bình đẳng ". Đã bình đẳng cịn đâu là kẻ sang, người hèn, kẻ giàu, người nghèo, kẻ ốn, người thân. Đã bình đẳng cịn đâu là tranh chấp tương tàn, tương tặc, mà chỉ còn biết thương nhau, yêu nhau, giúp đỡ nhau. _ Theo thuyết từ bi, bình đẳng, mất hết cả lễ, nghĩa, liêm, sĩ chăng ? Không ! Hiểu nghĩa vụ mình trong xã hội và làm đúng với nghĩa vụ ấy là " Lễ " . Đối với nhau tín- ái chân thật là " Nghĩa ". Biết tri túc theo hồn cảnh mình là " Liêm ". Biết thẹn hổ khi mình có lỗi, biết mình khơng tiến tới mục đích cứu cánh làm người là " Sĩ ". Cho nên chỉ bốn chữ " từ bi, bình đẳng " là đầy đủ hết cả .

Như trên chúng ta đã hiểu ý nghĩa của " Từ bi, Bình đẳng " giờ đây chúng ta phải bắt tay vào việc thực hiện nó, mà chúng ta có thể tóm tắt như sau theo tơn chỉ đạo Phật :

Bố thí

Có thể giúp đỡ bằng tài sản, bằng sự giáo dục hay bằng sự che chở. Bất cứ ở vào trường hợp nào, hoàn cảnh nào, chúng ta đều có thể làm việc bố thí

được. Bố thí con kiến một hột cơm, an ủi người bằng nụ cười, hay cho kẻ nghèo hèn vạn bạc. Nhưng nếu sự bố thí ấy phát ra tự đáy lịng từ bi chân thành và rộng rãi, thì đều có giá trị tương đương, mặc dầu hành vi ấy có sự sai khác bề ngồi.

Ái ngữ

Giữ lời nói chân thật, hịa nhã để xử sự và cảnh tỉnh người trong khi giao tế, trong lúc mê lầm, hoặc để làm vui người trong khi buồn bã. Không muốn đem ra ánh sáng những điều lỗi lầm, chỉ muốn thấy người dưới những phương diện tốt đẹp nhất của họ. Emerson nói : " Bất cứ người nào tôi gặp, cũng hơn tôi cách này hay cách khác ". Chúng ta muốn nên người cũng nên giữ một thái độ khiêm tốn như thế đối với nhân loại và bao trùm tới tất cả mn lồi.

Lợi hành

Mãnh liệt thực hành hết thảy công việc lợi lạc cho quần chúng và xã hội. Bên trong lúc nào chúng ta cũng trao dồi trí tuệ, tâm hồn cho hết sạch những tư tưởng vị kỷ. Bên ngoài lúc nào chúng ta cũng sẳn sàng giúp ích cho mọi người, mọi vật trong bất cứ trường hợp nào.

" Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp ".

Đồng sự :

Cùng sống nhịp nhàng với hết thảy mọi người trong hết thảy hồn cảnh, để thiết thực làm lợi ích cho hết thảy mọi người và dìu dắt họ tiến trên đường chân chính.

Như thế đạo lý " từ bi bình đẳng " là con đường đưa chúng ta tới đích của chân lý, của xã hội an bình thiện hảo. Đạo lý " từ bi bình đẳng " đem lại cho chúng ta biết tôn trọng sự sống, quyền sống, biết làm theo tiếng gọi của cõi lòng hồn nhiên và rộng rãi, biết thân yêu, giúp đỡ nhau cùng vui sống trong đại gia đình nhân loại. Và nó có thể đưa chúng ta sống gần với mn lồi, nhịp nhàng với lẽ sống chung cùng của vũ trụ.

" Chỉ có lịng thương yêu chân thật, đặt trên tư tưởng bình đẳng mới đem lại một nghĩa sống chân thật ".

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)