Phải dạy bảo nhau

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 88 - 92)

Đã thân yêu nhau, đã giúp đỡ nhau phải dạy bảo nhau cùng hiểu biết về chân lý, về sự nghiệp của lẽ sống và đời sống của con người. Chúng ta còn dạy bảo nhau về cách xử thế như đối với mình, đối với gia đình..., biết tìm hướng đi chân chính :

_ Hiểu biết chân chính : nhận thức sáng suốt và hợp lý

_ Suy nghĩ chân chính : suy nghĩ khơng trái với lẽ phải, có lơi?cho mình cho người.

_ Lời nói chân chính : nói những lời có ích lợi chính đáng

_ Hành động chân chính : hành vi, động tác chân chính và ích lợi.

_ Lẽ sống chân chính : nghề nghiệp sinh sống chính đáng, lương thiện, khơng bạo tàn, ti tiện.

_ Siêng năng chân chính : siêng làm những việc chính đáng, có lợi cho mình cho người.

_ Nhớ nghĩ chân chính : điểm này có hai loại là " Chính ức niệm " và " Chính quán niệm ".

Ức niệm là nhớ nghĩ cảnh quá khứ, quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và sắp đặt, tưởng tượng cảnh tương lai. Song dù tưởng việc đã qua, nghĩ việc nay, mai cũng đều phải hướng về chổ hồn tồn chân chính.

_ Định lực chân chính : tập trung tư tưởng suy xét sự vật một cách chính đáng.

Được thế xã hội còn đâu là chia rẽ giai cấp, cịn đâu là quyền lợi bất bình đẳng, cịn đâu có sự xung đột cạnh tranh, lầm than điêu đứng, còn đâu bị phiền não cấu xé, mà chính là ngọn đuốc sáng, soi tỏ cho con người tiến trên đường chân chính, giải thốt là nền tảng hịa bình vĩnh viễn, như thật được xây dựng giữa xã hội loài người.

Chúng ta nhận lấy nghĩa vụ của chúng ta và chúng ta cố gắng theo đuổi nó một cách chân thành và kính ái.

" Các bạn hãy yêu kính lý tưởng của các bạn, vì nó là q hương của tinh thần, xứ sở của linh hồn ".

12.- NGHĨA VỤ CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG

" ...Tín ngưỡng ở đời rất nhiều nhưng, những người hiểu thấu tín ngưỡng và tín ngưỡng chân chính thì hiếm lắm ! ".

Tín ngưỡng là niềm tin tưởng đặt trên hi vọng và đạt kết quả trong hi vọng Chúng ta ai cũng phải có sự tin tưởng trong lịng tùy theo thời gian và hồn cảnh, nhưng chúng ta có biết tự luyện, tự tạo, tự phát triển nó hay khơng mà thơi. Bất cứ một cơng việc gì muốn thành cơng khơng phải là không đặt vào đấy rất nhiều tin tưởng và hi vọng. Con người muốn nên người không phải là khơng có sự tin tưởng và hi vọng thành người. Tin tưởng và hi vọng là tín ngưỡng. Tín ngưỡng có kết quả sau khi tự mình suy nghĩ, thể nghiệm và thực chứng chân lý, dù mình tin theo một học thuyết nào, một đạo giáo nào. Vì học thuyết hay đạo giáo chỉ là ngón tay chỉ lên mặt trăng, chứ khơng phải ngón tay là mặt trăng. Và biết hay khơng biết là quyền lựa chọn của đứa trẻ, khơng ai có quyền bắt buộc nó.

" Anh hãy là ngọn đuốc và là nơi nương náu cho chính mình anh, anh đừng nên tự phó thác vào chốn dung thân nào khác ".

Thực là một lời nói huyền diệu cho tinh thần của hai chữ " Tín Ngưỡng " của con người và con người tín ngưỡng được bày tỏ trong Kinh Đại Niết Bàn với một giá trị tự do cao thượng.

Sự cần thiết và quan hệ của tín ngưỡng

Cao thượng nên nghĩa vụ của con người đối với tín ngưỡng không phải là khơng quan hệ, nó quan hệ cũng ngang với tín ngưỡng phải có nơi con người. Con người khơng thể sống một đời sống không tin tưởng. Con người không thể sống một đời sống khơng hi vọng. Có tin tưởng, có hi vọng, con người phải biết nhận xét nó, phải biết suy nghĩ nó, phải biết kinh nghiệm về nó, phải biết chính thực nó, đem nó soi sáng lại con người, tự làm cho con người có nguồn hạnh phúc chân thật và giải thốt. Nếu con người khơng biết tự soi sáng con người, thì con người chỉ là mồi ngon cho mọi vật cám dỗ, là nơ lệ hóa, mà tự mình đào hố chơn vùi tính linh giác của mình. Vì thế, với hai chữ " phải biết " trên đây là nghĩa vụ của con người đối với tín ngưỡng một cách thiêng liêng cao cả, nếu con người tự biết cho mình là Phật, là Thượng đế , là chủ nhân ông của con người.

Cùng một ý nghĩa ấy, tín ngưỡng trong Đạo Phật chỉ là một sự tin cậy vào giáo Pháp do đấng Giáo chủ đã cố cơng tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh. Chúng sinh phải tự lực cố gắng, thực chứng, giác ngộ theo con đường ấy.

_ Vì đạo Phật là một kỹ thuật, một kỹ thuật hợp lý, có cơng năng bạt trừ khổ não, chứ không phải là một tôn giáo như định nghĩa thông thường của danh từ. Đức Phật Thích Ca Mâu ni đã nói : " Giáo lý của tơi cũng như chiếc bè chở tất cả mọi người qua sông, nhưng qua sông rồi mọi người khơng nên nắm giữ nó, vì chính pháp cịn phải bỏ huống là phi pháp ".

Kinh Kim Cương

_ " Tôi chỉ là người hướng dẫn ... Tôi như người Thầy thuốc xem bệnh cắt thuốc, cịn uống hay khơng là tùy ở bệnh nhân chứ không lỗi ở Thầy thuốc... "

Kinh Di Giáo

_ " Các vị Tỳ khưu, Tỳ khưu Ni, thiện nam, tín nữ nào ln ln làm trọn phận sự, biết ăn ở theo chính giáo, biết noi theo đường chân chính mới đáng gọi là những người biết tơn kính, thờ phụng, sùng bái, cúng dường Như Lai bằng cách cao thượng ".

Đại Niết Bàn

_ " Tất cả những sự thật theo kinh nghiệm riêng của anh và sau khi xác nhận rõ ràng, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc riêng cho anh và hạnh phúc cho tất cả mọi lồi thì chính đó là sự thật và anh cố gắng sống theo sự thật ấy "

Kinh Kalamas

Y cứ vào những giáo lý trên đây chúng ta nhận thấy đạo Phật khơng thể xây dựng trên tín ngưỡng hình thức, chúng ta chỉ đem giáo lý của Phật dùng làm mực thước để chúng ta nương tựa vào đấy để chúng ta uốn nắn hành nghiệp trong đời chúng ta. Và, ngồi giáo lý ấy chúng ta khơng đem một nghi lễ nào khác như cúng tế, đồng bóng, mù mã, xơi thịt... thay thế vào được

_ Đạo Phật khơng xây dựng trên tín ngưỡng thần quyền, vì đức Phật khơng phải là thần tiên, sứ giả để tuyên dương một chân lý đã phát minh. Ngài chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là người khai diễn những điều tự mình đã giác ngộ và khai thỉnh chúng ta tu tập theo những điều Ngài đã tu. Chúng ta cố nhiên không thể tu tập được nếu chúng ta không hiểu rõ yếu chỉ của sự giác ngộ, chứng đạo của Phật.

Muốn được sự giác ngộ, chứng đạo như Phật, bước đầu tiên chúng ta phải học hiểu Phật Pháp, tu tập quán sát, thể nghiệm thực nghĩa trong lúc Thiền định, thực dụng trong đời sống cá nhân của chúng ta, khi chúng ta đã nhận thấy chỗ chí chân của đạo lý. Và chúng ta cứ thực hành như thế cho tới mục đích cứu cánh của đạo.

Như thế con người có tín ngưỡng, thực hành theo tín ngưỡng chân chính là con người biết nâng cao giá trị con người, biết sống đời sống thanh cao, biết tự chủ được mình và chi phối được tất cả.

" Chúng sinh là Phật sẽ thành "

---o0o---

Một phần của tài liệu Dao-Phat-Voi-Con-Nguoi-HT-Tam-Chau (Trang 88 - 92)