" Nếu làm được thì nói, khơng làm được thì đừng nói sng ". " Làm việc chưa xong không nên nửa chừng thôi nghỉ "
Bột Kinh
" Có hai điều thái quá cần xa lánh, một là đời buông lung theo ngũ dục, hai là ăn ở theo lối khổ hạnh... Như Lai tìm được con đường đi giữa để mở mắt mở trí cho người ".
Lời Phật dạy Vụ thực
Vụ thực là một chương trình có giá trị khi nào " tri, hành hợp nhất ". Ơng Flaubert nói : " Dù người ta muốn nói gì đi nữa cũng chỉ có một tiếng là làm sao điều đó hóa ra có sinh khí ". Đơn giản thay lời nói ấy, nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa của một lời nói phải biến thành sự thật.
Kinh Đại Ai nói : " Lời nói và việc làm phải hợp với nhau, khơng nên ơm lịng tự đại ".
Đạo Phật khơng bao giờ muốn lời nói sẽ đem lại một kết quả trống khơng. Đạo Phật rất chú trọng vào việc làm, vì đạo Phật là Đạo hoạt động. Hoạt
động đúng theo sự nhận xét và tùy ý chọn lọc. Đã tùy ý chọn lọc, nên không bao giờ muốn thu cơng về mình và chỉ có thể nói là : " Lẽ đương nhiên của sự vật như thế " ( Pháp nhĩ như thị ).
Việc đời cũng thế. Nói để làm, làm để đáp lại lời nói. Một việc rất nhỏ có kết quả cịn hơn một chương trình vĩ đại khơng đâu. Một người hi vọng thành người phải làm đúng như hi vọng ấy, tất nhiên nó sẽ đem lại một kết quả như kết quả của một nhà qn sự Tây phương nói : " Tơi có một điều đáng mừng là không bao giờ tôi thất vọng ".
Nhưng phải cố gắng...
Từ lời nói đến việc làm, từ việc làm trở lại lời nói, khơng phải là sự dễ dàng trong thời gian ngắn ngủi, mà nó sẽ có nhiều sự khó khăn trong thời gian lâu dài, mới đem lại cho sự thành tựu, nếu chúng ta có tính kiên nhẫn theo đuổi nó. Vì thế, đức Phật ln ln khun chúng ta : " Có làm việc gì nửa chừng khơng nên bỏ dở ".
Và, cần biết theo lẽ trung bình...
Khơng nên nửa chừng bỏ dở, dĩ nhiên đó là một lý thuyết được đặt ra một cách cụ thể. Nhưng chưa chắc đã được cụ thể hóa trên thực hành. Vì thực hành khó tránh khỏi những trở lực sẽ đem đến thất bại do lười quá hay siêng quá, cương quá hay nhu quá... Khế Kinh nói : " Người làm việc, phải như người gãy đàn. Nếu giây trùng tiếng, giây căng tiếng gắt. Chỉ làm sao sợi giây trung bình, tiếng mới hay và êm dịu ". Nghĩa là trên con đường hoạt động muốn bảo đảm cho công việc đạt tới kết quả phải thực hành bằng cách trung đạo. Tức là không bắt buộc thân thể quá khắc khổ, không bổ dưỡng thân thể quá sung sướng, không vội vàng, không chậm trễ, không quá siêng năng, không quá biếng nhác, không nghiêng nặng về lý trí, khơng ngã nhẹ về tình cảm v. v....
Như thế chúng ta nhận thấy bất cứ một công việc gì, một sự nghiệp gì, muốn tới thành cơng, nó đều địi hỏi ở chúng ta lời nói song song với việc làm. Việc làm căn cứ vào lịng bền bỉ, trí sáng suốt, biết áp dụng một cách trung bình và chân chính.
Trên sự thật sẽ cho chúng ta bài học ấy, nếu chúng ta muốn thành công hay không muốn thành công.