THUẬT NGỮ VỀ GIỚ

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 53 - 58)

Trao quyền: quá trình cá nhân và tập thể nữ và nam tự kiểm sốt cuộc sống của mình, đề ra chương

trình của mình, thu lượm được các kỹ năng, xây dựng sự tự tin, giải quyết các vấn đề và trở nên tự lực.

Giới: sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về mặt xã hội có thể thay đổi với thời gian và có sự biến đổi

trong một nền văn hóa hoặc giữa các nền văn hóa. Khác với những đặc điểm sinh học (giới tính), giới chỉ những hành vi học được và những mong đợi để thực hiện chức năng đặc biệt của nam giới và nữ giới. giới cũng là biến số về kinh tế-xã hội và chính trị mà với biến số đó có thể phân tích vai trị, trách nhiệm, tồn tại và cơ hội của mọi người. thuật ngữ giới không đồng nghĩa với phụ nữ; mà nó được sử dụng để chỉ thuộc tính của con người hoặc xã hội liên quan tới cả tập thể phụ nữ và nam giới.

Nhận thức về giới (Nhạy cảm giới): cam kết cơng nhận có sự bất bình đẳng về mặt xã hội giữa nam

và nữ, để giải quyết sự bất bình đẳng đó thơng qua đáp ứng nhu cầu và ưu tiên của phụ nữ, phân tích các chương trình và dự án xem các tác động khác nhau tới phụ nữ và nam giới. nhận thức này bao gồm nhận biết rằng cả phụ nữ lẫn nam giới phải được tham gia vào tham vấn về tác nghiệp báo chí.

Cân bằng giới: Xem cơng bằng giới

Bạo lực giới: Bất cứ hành động nào gây ra, hoặc có thể gây hại về thể xác, tình dục, tâm lý hoặc kinh

tế hoặc sự chịu đựng cho nam/nữ hoặc cho giới mà người đó tự nhận. thuật ngữ này thường chỉ phụ nữ và trẻ em gái, nhưng cũng chỉ bạo lực chống lại những người đồng tính nữ, nam và người chuyển đổi giới tính. Bao gồm đe dọa, ép buộc và tước bỏ sự tự do, quyền làm việc hoặc có thu nhập, cưỡng hiếp thể xác hoặc tinh thần, ngăn chặn hoặc các hình thức lạm dụng khác xảy ra ở cuộc sống xã hội hay đời tư.

Bình đẳng giới: Phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau và có cơ hội ngang nhau để thực hiện

quyền con người và tiềm năng đóng góp cho phát triển đất nước, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, và được hưởng lợi từ những kết quả đó. Bình đẳng giới là sự đánh giá bình đẳng bởi xã hội sự giống nhau và khác nhau giữa nam giới và nữ giới và vai trị khác nhau mà họ có thể lựa chọn. cơng ước liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (cEdAW) đề ra những nguyên tắc về bình đẳng giới thơng qua việc bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng và cơ hội bình đẳng của phụ nữ vào đời sống chính trị và xã hội cũng như giáo dục, y tế và việc làm.

bằng, cần thực hiện các biện pháp để bù lại những thiệt thòi về mặt lịch sử và xã hội ngăn trở phụ nữ và nam giới hoạt động như những người bình đẳng.

Lồng ghép giới: đây là một “phương pháp”, một cơng cụ thực hiện, q trình lồng ghép quan điểm

giới vào tất cả các hoạt động do một tổ chức thực hiện bao gồm các chính sách, chương trình, đào tạo, tuyển dụng và đánh giá với mục đích chính là đạt được bình đẳng giới.

Cân bằng giới (Gender-parity): đây là một khái niệm về số lượng sự hiện diện và sự tham gia. Đây là

bước cần thiết nhưng chưa đủ để đạt được bình đẳng giới.

Phản ánh giới: Phản ánh vai trò, hành vi và đặc điểm giới.

Đáp ứng giới: Bước đầu tiên trong đáp ứng giới là nhận thức về giới và có sự nhạy cảm về giới. Bước

thứ hai là đề ra các chính sách và sáng kiến để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, năng lực và sự đóng góp của nam và nữ.

Khuôn mẫu giới: nhận thức của xã hội về nam giới và nữ giới, thường là như vậy nhưng không nhất

thiết là vậy, thành kiến giới và tiêu cực mà nó khơng tính đến sự đa dạng và thường được dùng để loại bỏ những ngoại lệ và sự lựa chọn.

Biến chuyển giới: các chính sách và sáng kiến làm thay đổi các chính sách, hành động, chương trình

hiện tại mang tính kỳ thị/phân biệt đối xử và tạo sự thay đổi tốt hơn cho cuộc sống của mọi người.

Số liệu phân chia theo giới tính: số liệu được phân tách theo giới tính, phân biệt các thơng tin về

nam và nữ.

Thành kiến giới: sự cho rằng, tin rằng hoặc quả quyết rằng giới tính này ưu việt hơn giới tính khác,

thường được thể hiện trong những bối cảnh truyền thơng khn mẫu về vai trị xã hội trên cơ sở giới tính dẫn tới sự phân biệt đối xử đối với những thành viên của giới tính được cho là thấp hơn.10

“tơi tìm một hình ảnh có thể truyền tải đầy đủ ý nghĩa của bình đẳng giới mà khơng có sự phân biệt hoặc thể hiện theo khuôn mẫu và trong một thế giới nối với nhau bằng mạng tơi đã gặp được hình ảnh này. đó là một hiện tượng tự nhiên đáng kinh ngạc được Kent smith chụp được khi ông đang đi trên thuyền ở Alaska. ơng gọi đó là “những đại dương đang hịa nhập”. ln có một đường trắng ở điểm nơi những dịng thủy triều này gặp nhau vì chúng có mật độ khác nhau. nếu bạn cùng đi với tơi trong chuyến thám hiểm này thì hẳn bạn sẽ phải đồng ý với tơi rằng đây là một sự mơ phỏng chính xác về bình đẳng giới. tại sao? Bởi vì chúng ta có thể cùng nhau thấy vạch trắng thường trực này là sự công nhận sự giống nhau giữa phụ nữ và nam giới-trẻ em trai và trẻ em gái-với sức mạnh, năng lực, tự do tồn tại, mong ước, thành đạt như nhau… nhưng vạch trắng đó cũng có thể là biểu tượng của sự khác nhau, một loại tự do khác-sự tự do cho phụ nữ và nam giới được gặp gỡ một cách bình đẳng như nhau trong những căn phòng, trụ sở, cộng đồng, chương trình tin tức, phim ảnh hoặc quảng cáo sự kiện mặc cho có sự khác biệt giữa họ.

hình ảnh này cũng có tầm quan trọng lớn đối với giới và truyền thơng mà đó là mục đích của Bộ chỉ số này. vì rằng phụ nữ và nam giới gặp gỡ nhau như những người bình đẳng thì truyền thơng, mặc dù sử dụng những công nghệ nào đi nữa, với chức năng của mình là phản ánh sự đa dạng trong xã hội, phải có vai trị khai mở tư duy về bình đẳng giới và phá bỏ khuôn mẫu giới trong truyền thơng và qua truyền thơng. vì vậy, nếu như bạn vẫn đang đi cùng tơi thì đường vạch trắng ln thấy rõ này sẽ luôn đại diện cho chức năng của truyền thơng và vai trị của các nhà báo làm cho vấn đề bình đẳng giới trở nên cơng khai, minh bạch và công chúng luôn nhận thức được.”

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)