Lịch sử và sự phát triển của lồng ghép giới ở SADC

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 146)

II. MƠ Tả CHƯƠNG TRÌNH

a. Lịch sử và sự phát triển của lồng ghép giới ở SADC

hội nghị phụ nữ quốc tế lần thứ 4 tại Bắc Kinh năm 1995 đề nghị xóa bỏ phân biệt đối với phụ nữ thơng qua các chính sách, chương trình và hành động lồng ghép giới của chính phủ và các thiết chế. hội nghị cũng nhắc lại là lồng ghép giới là điều cốt yếu cho bình đẳng giới và có tác động tích cực đến cả phụ nữ và nam giới. lồng ghép giới cũng góp phần vào phát triển bền vững của các cộng đồng. Một vài quốc gia ở sAdc đã có các chính sách quốc gia và quốc tế để thúc đẩy lồng ghép giới. nhiều nước trên thế giới đã thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của liên hợp quốc. họ đã có các điều khoản luật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. tại khu vực sAdc, các nhà nước thành viên đã thông qua nghị định thư về giới và Phát triển của sAdc vào tháng 8-2008 tại Johannesburg. cho đến nay 9 trong số 15 quốc gia trong khu vực đã ký và phê chuẩn nghị định thư này và có hiệu lực để thực hiện 28 chỉ số giới cho đến năm 2015. ngoài nghị định thư về giới và các hiệp định quốc tế khác, một số nước ở sAdc đã xây dựng chính sách riêng để thúc đẩy lồng ghép giới trong chính phủ và các tổ chức. nam Phi đã thông qua dự luật công bằng giới năm 2012 và thực hiện rất nhiều điểu khoản của nghị định thư về giới của sAdc; Mozambique cấm phân biệt đối xử với người đồng tính nam và đồng tính nữ tại nơi làm việc; hiến pháp của 9 quốc gia sAdc có các điều khoản bảo vệ phụ nữ và 7 quốc gia có các điều khoản liên quan đến bình đẳng giới và 7 quốc gia sAdc khác đã xem lại hiến pháp. lesotho, Botswana và nam Phi có các thống đốc ngân hàng trung ương là nữ. Bộ trưởng tài chính của namibia là nữ. nói chung ở khu vực sAdc, có 6 thứ trưởng tài chính là nữ (chiếm 40%). sáu trong số 15 nước ở sAdc thực hiện chế độ nghỉ thai sản. nghị định thư về giới và Phát triển của sAdc được các công ty tư nhân ở nam Phi sử dụng làm chuẩn so sánh những thành tựu về lồng ghép giới. lesotho có số lượng nữ luật sư cao nhất (49%) trong khu vực sAdc và có số lượng trẻ em gái học tiểu học cao nhất khu vực. hầu hết các quốc gia sAdc đang đặt ra những ưu tiên quốc gia theo các điều khoản về lồng ghép giới khu vực và toàn cầu.

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)