- Thiếu bằng chứng về các rào cản cho việc thực hiện các chính sách
c. Nghiên cứu trước đây về lồng ghép giới ở SADC
Một số lượng lớn các nghiên cứu về lồng ghép giới và các chủ đề liên quan trong ngành truyền thơng đã được gender links tiến hành như lộ trình hướng tới bình đẳng 2009; glass ceiling: nữ và nam trong ngành truyền thông ở miền nam châu Phi 2009, tập san giới và đa dạng truyền thông, Bản thảo lần 2 nghiên cứu cơ bản nghị định thư về giới của sAdc 2011, đa dạng trong hành động 2006, và nghị định thư về giới của sAdc 2010, 2011, 2012. trên cơ sở nghiên cứu tổng quan đã được tiến hành cho đến nghiên cứu mới nhất Phong vũ biểu nghị định thư về giới của sAdc 2012, hầu hết các quốc gia ở miền nam châu Phi có thể khơng đạt được tỷ lệ nam nữ 50/50 đề ra cho năm 2015, nhưng với 12 cuộc bầu cử cịn lại, tỷ lệ này có thể tăng lên 30%. nghiên cứu cho thấy kết quả lẫn lộn.
tháng 4 năm 2012, lịch sử được thiết lập ở miền nam châu Phi khi Joyce Banda nữ đầu tiên trở thành tổng thống ở Malawi và là người đứng đầu nhà nước ở khu vực sAdc. sau đó, nguyên Bộ trưởng Bộ nội vụ nam Phi nkosozana dlamini-Zuma trở thành nữ chủ tịch Ủy ban liên minh châu Phi. các quốc gia sAdc đã có những bước tiến dài, nhưng cần phải cố gắng để hồn thành chỉ tiêu. ví dụ “Ở nam Phi, trong khi Bộ phụ nữ thắng một dự luật về bình đẳng giới bao gồm rất nhiều điều khoản trong nghị định thư về giới và Phát triển của sAdc, thì dự luật quyền lực truyền thống trao quyền quyết định hồn tồn cho các tịa án luật tục đã đẩy các nhóm địi quyền cho phụ nữ đi đến phản đối”. (nghị định thư về giới và Phát triển của sAdc 2012:8).
nghiên cứu cho thấy mặc dù đã đạt được các thành tích về lồng ghép giới trong những năm qua nhưng vẫn còn một số thách thức sau:
thái độ gia trưởng của nam vẫn còn phổ biến và điều này thể hiện rõ ở mức độ bạo lực trên cơ sở giới cao; định kiến giới tồn tại trên truyền thông và trong các trường học. cơ cấu nam ra quyết định là chủ yếu ở tất cả các cấp và luật tục kiểm soát các điều khoản hiến pháp với một số ảnh hưởng cịn tồn tại ở nhiều quốc gia.
có sự giảm sút về đại diện nữ ở cấp địa phương và quốc gia trong các cuộc bầu cử gần đây ở các nước trong khu vực sAdc. lesotho chỉ tăng 1% trong cuộc bầu cử tháng 5-2012 ở cấp quốc gia và giảm ở cấp địa phương từ 58% xuống 49% tháng 11-2011. namibia cũng giảm từ 30% xuống 26% ở cấp quốc gia năm 2009.
nền kinh tế chủ yếu do nam chiếm lĩnh và phụ nữ vẫn không được tiếp cận với các quyết định kinh tế (chiếm 26%), đất đai, tín dụng và các phương tiện sản xuất khác. Phụ nữ đa số là nghèo,
có khuynh hướng làm việc trong các lĩnh vực phi chính quy.
nữ thanh niên đa số bị ảnh hưởng bởi hiv/Aids và là người chăm sóc những người bị căn bệnh này. có báo cáo rằng trong khi các tổ chức truyền thông nhìn chung có các điều khoản về giới kém thì số lượng cơ quan xây dựng các bộ luật thân thiện giới tăng từ 6 lên 7.
theo Phong vũ biểu giới của sAdc, chỉ đạt được tiến bộ nhỏ trong việc ra quyết định về giáo dục, y tế và kinh tế.
nghiên cứu lồng ghép giới tại 4 cơ quan phát thanh truyền hình rất quan trọng vì nó là nghiên cứu mới nhất tìm hiểu tác động của lồng ghép giới lên phụ nữ và nam giới ở khu vực sAdc. nó cho thấy tiến bộ và/hoặc chưa có tiến bộ trong khu vực này liên quan đến việc phụ nữ thăng tiến trên chiếc thang kinh tế thành công.
Mặc dù một vài nghiên cứu đã được tiến hành về lồng ghép giới, nhiều tổ chức truyền thơng chưa có chính sách giới. nghiên cứu này đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho các tổ chức truyền thơng này để đảm bảo các chính sách đó được thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá.