Kế hoạch tương lai vì bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 132 - 135)

televisa tiếp tục phối hợp với trường kinh doanh iPAdE để xây dựng các chiến lược cụ thể và chiến lược doanh nghiệp về các vấn đề giới, điều có thể giúp xóa bỏ các khía cạnh tùy hứng trong đối thoại hiện nay về chủ đề này và tìm kiếm thêm khả năng (từ quan điểm đa bên) chuyển một số chính sách và hành động thành các yêu cầu luật pháp.72

hiện nay televisa đang xây dựng văn phòng giới, chịu trách nhiệm phát triển, thực hiện và đánh giá các sáng kiến, chính sách và hành động bình đẳng giới phối hợp cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực này.

71. thơng tin có trên: http://www.theoficialboard.es/organigrama/grupo-televisa72. nguồn: Phịng nhân sự, televisa: Mêhicơ 72. nguồn: Phịng nhân sự, televisa: Mêhicơ

Kết luận và khuyến nghị

Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, những thách thức trong việc thực hiện các chiến lược đầy đủ để giải quyết những bất bình đẳng cũng phức tạp như là bản thân khái niệm giới. giới bao gồm nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau cùng với sự cần thiết phải hiểu tâm lý con người, các mối quan hệ giữa cá nhân và giữa các nền văn hóa.

nhấn mạnh tới ưu thế của quan điểm toàn diện và đa ngành hướng tới sự hiểu biết và xử lý hiệu quả hơn các vấn đề giới, yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy bình đẳng giới là xác định vai trò của mỗi cá nhân – hoặc mỗi thiết chế - trong việc xây dựng giới. trong trường hợp của truyền thơng, sự đóng góp của truyền thơng vào việc lồng ghép giới là không thể phủ nhận được. là cửa sổ và kênh truyền thơng chính tới khán thính giả của một quốc gia, các tổ chức truyền thơng đóng vai trị căn bản trong việc ngăn chặn hay duy trì các định kiến giới.

nói cách khác, vai trị của các tổ chức truyền thơng địi hỏi bộ đơi trách nhiệm: một mặt, về mặt thể chế, có những thách thức trong việc thực hiện các cơ chế thúc đẩy bình đẳng trong nguồn nhân lực của một tổ chức; và mặt khác, về phía bên ngồi, sự đóng góp vào việc xây dựng giới thơng qua các thơng điệp và hình mẫu mà nó truyền đến khán thính giả.

trong trường hợp Equador, tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí ra quyết định và kỹ thuật còn thấp. từ quan điểm quản lý, tỷ lệ nữ thấp liên quan đến nỗi sợ phải đảm nhiệm các vị trí cao hơn hoặc khơng có động cơ thúc đẩy làm việc trong các lĩnh vực mà về mặt văn hóa thường “dành” cho nam. những nỗ lực quan trọng đã được thực hiện tạo điều kiện công bằng cho nam và nữ phát triển nghề nghiệp, chắc chắn đã đóng góp vào những thay đổi tích cực trong một số lĩnh vực cụ thể. tuy nhiên, những hành động trao quyền cho phụ nữ nhằm tăng cường sự tự tin (ví dụ, xây dựng kỹ năng cho phụ nữ trong các lĩnh vực mà “về mặt văn hóa dành cho nam”) có thể góp phần tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào những lĩnh vực có ít phụ nữ tham gia.

điều này cũng tương tự như ở honduras. Ở đây việc đưa tin phụ nữ như là các chuyên gia về các lĩnh vực có thể giúp giải quyết tình trạng “tồn nam” trong một số khu vực (ví dụ các chương trình thể thao), và như vậy trực tiếp góp phần cân bằng tỷ lệ nhân viên nam và nữ với việc mở rộng phạm vi lựa chọn chủ đề ngay từ giai đoạn đầu. nói cách khác, nó có thể làm cho phụ nữ thấy hợp lý hơn khi xem xét học các môn kỹ thuật nếu những lĩnh vực này khơng được mơ tả như là “tồn nam”.

thấy rõ trong trường hợp ở Mêhicô nơi yếu tố thành cơng chính đằng sau việc phụ nữ nắm các vị trí ra quyết định là “đặc tính năng động, dám nghĩ dám làm và kỹ năng giao tiếp và thương lượng giỏi”. đặc tính sau chắc chắn góp phần vào việc thiết lập điều kiện làm việc, tạo điều kiện cho phụ nữ tìm thấy sự cân bằng giữa đời sống cá nhân và công việc và vượt qua được những thách thức ngay trong hãng do quan điểm về giới chủ quan và tùy tiện gây ra (thường là để cho cán bộ quản lý hay cán bộ giám sát tùy ý quyết định).

Ở chi lê, khung pháp lý quốc gia giúp thể chế hóa giới thơng qua các chính sách cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức về giới. nó cũng ni dưỡng thiện ý xây dựng giới một cách “tự nhiên” và liên tục hơn. đại diện nữ tại các cấp ra quyết định trong các lĩnh vực chủ chốt của tổ chức truyền thơng có lẽ là kết quả của những nỗ lực tích cực trong cơng tác xây dựng bình đẳng giới đồng thời thể hiện sự năng động về mặt kinh tế-xã hội, chính trị tại đất nước này.

Bảng 3 và 4 dưới đây cho thấy tổng quan những thách thức và cơ hội của các tổ chức truyền thông được khảo sát hướng tới thúc đẩy hành động vì bình đẳng giới nhiều hơn tại nơi làm việc.

Bảng 3. các chính sách và hành động liên quan đến giới của các tổ chức truyền thông ở Mỹ La tinh1

1. thông tin dựa vào những văn bản và thơng tin chính thức do Phịng nhân sự của tổ chức truyền thông cung cấp.

2. những hành động được thể hiện ở các khía cạnh chung. để biết thêm hành động phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể, xin xem trường hợp nghiên cứu liên quan.

Televisa: Mêhicô

TVN: Chi lê

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)