Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 98)

Khu vực truyền thông- khu vực quan tâm thứ 12 trong cương lĩnh hành động Bắc Kinh- là một trong những lĩnh vực công tác đầy thách thức và quan trọng nhất để đẩy mạnh bình đẳng giới. Mặc dù sự phân biệt về giới nhìn chung đã được khắc phục ở cấp pháp luật, sự mô tả và sự hiện diện của phụ nữ vẫn còn bị hạn chế và ảnh hưởng bởi tư tưởng khuôn mẫu. thách thức chủ yếu là làm sao phải thay đổi được tự duy đã ăn sâu trong xã hội hàng thế kỷ và lại được củng cố bởi các tập tục, văn hóa và tơn giáo. Bình đẳng giới có nghĩa là sự trao quyền ngang nhau, các cơ hội ngang nhau, trách nhiệm ngang nhau, sự tham gia ngang nhau và sự hiện diện của nam và nữ ngang nhau dựa trên đối xử bình đẳng và cơng bằng tại tất cả các cấp. cứ theo như vậy thì trong bối cảnh truyền thơng, cũng phải trao quyền đầy đủ và các cơ hội, trách nhiệm, sự tham gia và sự hiện diện như nhau trong tất cả các công đoạn trong chuỗi giá trị của truyền thông, đặc biệt là trong khu vực truyền thông công.

truyền thông, đặc biệt là các đài truyền hình, có vai trị lớn tiềm năng trong hai lĩnh vực trao quyền cho phụ nữ khác nhau. Một là, truyền thơng có thể tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong môi trường hoạt động của họ kể cả ở các cấp độ ra quyết định. hai là, truyền thơng có thể thúc đẩy sự hiện diện của phụ nữ một cách cân bằng và không bị khuôn mẫu; cải thiện sự tham gia và biểu đạt và tăng cường phản ánh về các nữ lãnh đạo hoặc những phụ nữ trong vị trí ra quyết định.

nghiên cứu này nhằm đánh giá bình đẳng giới và sự trao quyền cho phụ nữ trong các chính sách và thực hiện chính sách tại bốn tổ chức truyền thông trong hệ thống coPEAM: tổ chức Phát thanh- truyền hình síp (cyBc); đài Phát thanh-truyền hình Jordan (Jrtv); đài Phát thanh-truyền hình italia (rAi) và hiệp hội Phát thanh-truyền hình quốc gia Morocco (snrt).

Một phần của tài liệu Gender-Sensitive_Indicators_for_Media_VI (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)