Thực trạng dạy học ngữ pháp cho sinh viên không chuyên ngữ ở Trƣờng Đại học Hồng Đức

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 57 - 58)

- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.

1 ThS Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức

2.5. Thực trạng dạy học ngữ pháp cho sinh viên không chuyên ngữ ở Trƣờng Đại học Hồng Đức

Trƣờng Đại học Hồng Đức

Thực trạng dạy học ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Hồng Đức, được chúng tôi rút ra từ việc phỏng vấn và dự giờ trực tiếp 12 giáo viên, 1 tiết dạy/1 người, và kết quả điều tra thông qua phiếu hỏi đối với 150 sinh viên không chuyên ngữ, thu được 140 phiếu hợp lệ.

Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, nhìn chung giáo viên đều nhận thức được giá trị của trò chơi ngữ pháp trong dạy học ngữ pháp tiếng Anh. 100% giáo viên cho rằng, nếu sử dụng hợp lý trò chơi sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên. Tuy nhiên, 100% giáo viên được phỏng vấn không áp dụng trò chơi trong các giờ dạy của mình do sự hạn chế về không gian lớp học (bàn ghế được kê theo dãy, khó di chuyển), sĩ số lớp quá đông (có lớp đến 70 sinh viên), trình độ tiếng Anh của sinh viên không đồng đều, động cơ học tập của sinh viên thấp, sợ ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh do phòng học không cách âm v.v… Với điều kiện như vậy nên 10/12 giáo viên được hỏi cho biết thường xuyên tiến hành dạy ngữ pháp theo cách truyền thống, nghĩa là thầy ghi cấu trúc lên bảng, trò chép và làm bài tập luyện tập. Chỉ có 2 giảng viên cho biết đã cố gắng áp dụng các thủ thuật dạy và lồng ghép hoạt động giao tiếp vào quá trình dạy ngữ pháp. Kết quả phân tích số liệu điều tra từ sinh viên cho thấy, đa số sinh viên (85%) cho biết giáo viên rất ít áp dụng trò chơi hoặc các hoạt động làm thay đổi không khí lớp học trong quá trình giảng dạy ngữ pháp. Phần lớn (90%) sinh viên cho biết rất thích tham gia vào các trò chơi ngữ pháp trên lớp học và thể hiện quan điểm không hứng thú với phương pháp dạy học ngữ pháp tiếng Anh truyền thống với lý do là học ngữ pháp tẻ nhạt, nhàm chán, khó nhớ và mất phương hướng vì có quá nhiều kiến thức phải học.

Kết quả dự giờ quan sát lớp cho thấy, có rất ít sự khác biệt trong cách giảng dạy ngữ pháp giữa các giáo viên tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên ngữ. Thực tế giáo viên có sử dụng trò chơi trong quá trình giảng dạy nhưng không phải để dạy ngữ

pháp. Việc dạy ngữ pháp được tiến hành ở các lớp theo trình tự gần như giống nhau như sau: giáo viên ghi cấu trúc hoặc quy tắc ngữ pháp cùng ví dụ lên bảng, sau đó giảng giải và ra bài tập cho sinh viên làm. Sinh viên chép cấu trúc hoặc quy tắc ngữ pháp vào vở, làm một số bài tập trên lớp, sau đó tự ôn tập và ghi nhớ quy tắc ngữ pháp ở nhà. Đối với giáo viên, cách dạy này có hiệu quả vì giáo viên thực hiện được đúng lịch trình giảng dạy theo đề cương chi tiết học phần, và giáo viên không phải chuẩn bị quá nhiều. Tuy nhiên, thực tế là đa số sinh viên không tham gia tích cực vào quá trình học và thậm chí không hiểu giáo viên nói gì. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy một số sinh viên ngồi ở những dãy bàn phía trên gần giáo viên thường tham gia tích cực và chú ý lắng nghe, trong khi những sinh viên ngồi các dãy bàn phía dưới thường không tham gia vào quá trình học, thậm chí sử dụng điện thoại, đọc truyện tranh, học môn khác hoặc ngủ v.v… Sinh viên thường cảm thấy nhàm chán vì những giờ học ngữ pháp tẻ nhạt do có rất nhiều quy tắc phải ghi nhớ và bài tập phải làm. Kết quả là sinh viên thường không có động cơ học tập và thường thụ động trong giờ học.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)