- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.
1 PGS TS Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Hồng Đức
2.2. Phác thảo chuẩn đầu ra của việc đọ c hiểu VB kịc hở bậc THPT
Tự đặt câu hỏi không phải là mục tiêu mà chỉ là kĩ thuật, công cụ để đạt tới chuẩn đầu ra của việc học. Vì vậy, câu hỏi đọc VB kịch cần bám sát chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu VB kịch, phù hợp với đối tượng người học và đặc trưng thể loại của VB.
Tuy nhiên, việc xác định chuẩn đầu ra của môn học, chủ đề, bài học theo hướng phát triển năng lực HS hiện đang là một vấn đề chưa thống nhất ở nhà trường Việt Nam. Trong khi chưa có một bộ tiêu chí về chuẩn đầu ra môn ngữ văn bậc THPT được cơ quan có thẩm quyền ban hành, để có căn cứ xây dựng các dạng câu hỏi đọc - hiểu VB kịch, qua nghiên cứu Mục tiêu giáo dục phổ thông bậc trung học được quy định trong Luật Giáo dục; nghiên cứu Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, năm 2015), nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện hành và định hướng đổi mới chương trình Ngữ văn ở nhà trường Việt Nam sau năm 2018 [2]; qua tham khảo chuẩn đầu ra phần Đọc văn (Reading/Literary Response and Analysis) trong chương trình Ngữ văn của một số tiểu bang ở Mỹ [8, 9, 10], tác giả bài viết đề xuất chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu VB kịch đối với HS THPT như sau:
Tiêu chí 1: Về tri thức nền
- Tóm tắt, lí giải, chứng minh được sự chi phối của bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa; tiểu sử, con người cá nhân nhà văn đến việc lựa chọn đề tài, chủ đề, thể loại của VB.
Tiêu chí 2: Về chủ đề/hệ chủ đề của VB
- Xác định được chủ đề/hệ chủ đề/các tiểu chủ đề được đặt ra trong VB;
- Xác định và phân tích được hiệu quả của các yếu tố, thủ pháp triển khai, khắc họa chủ đề/tiểu chủ đề;
- Khái quát được chủ đề/hệ chủ đề, giá trị nội dung, nghệ thuật của VB; dụng ý, thông điệp của tác giả.
Tiêu chí 3: Về xung đột, tình huống kịch
- Nhận diện, nêu được xung đột, tình huống kịch;
- Phân tích được ý nghĩa nghệ thuật của tình huống kịch;
Tiêu chí 4: Về cốt truyện, kết cấu - Tóm tắt được cốt truyện của VB kịch;
- Lí giải được ý nghĩa nghệ thuật của cốt truyện VB kịch; - Nhận diện được kiểu kết cấu và ý nghĩa kết cấu của VB kịch.
Tiêu chí 5: Về nhân vật, hành động kịch
- Xác định được nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ;
- Phân tích được chức năng/đặc điểm ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật; - Xác định và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp xây dựng nhân vật kịch;
- Đánh giá chung/Phát biểu cảm nhận riêng về nhân vật;
- Khái quát được ý nghĩa (xã hội, thẩm mĩ, triết học…) của hình tượng nhân vật; - So sánh nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Tiêu chí 6: Về không gian, thời gian
- Nhận diện được kiểu không gian, thời gian trong tác phẩm kịch;
- Phân tích, đánh giá được chức năng, ý nghĩa của các yếu tố không gian, thời gian nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề và tạo nên hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm;
Tiêu chí 7: Về các thủ pháp nghệ thuật, các quy ước ngầm
- Xác định, cắt nghĩa và lí giải được tác dụng, ý nghĩa của các thủ pháp nghệ thuật, các biểu tượng, quy ước ngầm trong VB/đoạn trích;
Tiêu chí 8: Về giọng điệu, ngôn ngữ
- Xác định, phân tích được ý nghĩa của giọng điệu/các giọng điệu trong VB kịch; - Phân tích, đánh giá được hiệu quả của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm.
Tiêu chí 9: Liên hệ, ứng đáp, đồng sáng tạo
- So sánh VB kịch với các tác phẩm khác cùng đề tài, chủ đề; - So sánh VB kịch với vở kịch được diễn trên sân khấu; - So sánh phong cách tác giả qua tác phẩm;
- Liên hệ tác phẩm với những cảm xúc, trải nghiệm cá nhân và các vấn đề chính trị, lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa đương thời để rút ra những bài học có ý nghĩa.
Đây là các chuẩn chung cho phần đọc VB kịch của HS bậc THPT. Tất nhiên, giữa HS lớp 10, 11, 12 có sự khác nhau nhất định về năng lực, trình độ, vì vậy, yêu cầu về chuẩn đọc - hiểu giữa các khối lớp cũng phải có sự phân biệt, nhưng sự phân biệt này